Theo nghiên cứu và thống kê trên thăm khám và điều trị lâm sàng, bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ có xu hướng xảy ra ở những người trẻ tuổi càng ngày càng trở nên phổ biến hơn, mức độ ác tính của bệnh cao hơn và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn di căn.
Nó sẽ tạo ra các tế bào nội tiết trong phổiphổi, sản xuất ra các hormone ở vỏ thượng thận, hormone chống bài niệu, hormone kích thích tuyến giáp… từ đó gây ra các hội chứng khác nhau.
Có phải tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng nhiều hơn so với trước đây không?
Một nghiên cứu thống kê tại Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi đã tăng từ 8,5 trường hợp trên 100.000 dân mỗi năm vào năm 1980 lên 21,1 trường hợp trong thời điểm hiện tại.
Ví dụ, số lượng bệnh nhân ung thư phổi ở Thượng Hải trong những năm 1960 chiếm vị trí thứ6 trong các loại ung thư khác nhau. Vào đầu năm 1983, ung thư phổi ở nam giới đã trở thành căn bệnh ung thư đứng ở vị trí số một.
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan đăng ký ung thư Thượng Hải, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới ở Thượng Hải từ 1990 đến 1992 đã chạm đến tỉ lệ 55,2 người trên 100.000 dân mỗi năm, chiếm vị trí đầu tiên trong số các bệnh liên quan đến khối u ác tính.
So với tỷ lệ tử vong do ung thư phổi năm 1975, ở Thượng Hải tăng 1,14 lần, Bắc Kinh tăng 0,9 lần và Quảng Châu tăng 1,48 lần.
Những ví dụ trên đây tại Trung Quốc cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan hơn về tình hình phát triển bệnh ung thư phổi, để từ đó có thể có những giải pháp phòng tránh bệnh cho bản thân một cách hiệu quả hơn.
Phân loại bệnh lý ung thư phổi
1. Ung thư phổi tế bào nhỏ
Bởi vì nó đã được công nhận là một bệnh hệ thống, ngoài phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn I, hóa trị liệu hệ thống hoặc xạ trị được đưa ra. Trong những năm gần đây, do sự xuất hiện của các loại thuốc chống ung thư mới và các chương trình trị liệu mới, việc điều trị đa ngành dựa trên hóa trị liệu đã đạt được tiến bộ lớn trong điều trị ung thư tế bào nhỏ.
Tỷ lệ sống 5 năm trong thời gian giới hạn đã đạt được khoảng từ 24 -50%.
Ung thư phổi tế bào nhỏ thường xảy ra ở những người trẻ tuổi, mức độ ác tính hóa nhanh, di căn nhanh nên tấn công sức khỏe của người bệnh vô cùng nhanh chóng, nhiều người đã không kịp trở tay khi mắc căn bệnh này.
2. Ung thư phổi biểu mô tế bào vảy
Thông thường, đây là bệnh có nguồn gốc từ biểu mô phế quản và liên quan chặt chẽ đến mức độ hút thuốc lá của người bệnh. Trong các báo cáo khám nghiệm tử thi về hút thuốc lá nghiêm trọng, 60% biểu mô phế quản có sự thay đổi về ung thư biểu mô tại chỗ. Chủ yếu là ở nam giới, hầu hết trong số họ phát triển trong phế quản, khá muộn và rất ít các trường hợp có sự di căn.
3. Ung thư tuyến và biểu mô tế bào khí quản (Adenocarcinoma và alveolar cell carcinoma)
Bệnh khởi phát chủ yếu từ tuyến phế quản. Có những báo cáo lâm sàng cho thấy rằng, bệnh này có sự liên quan đến tình trạng viêm mãn tính như lao phổi, giãn phế quản và áp xe phổi mãn tính và xơ hóa được xem là nguyên nhân, phổ biến hơn ở nhóm người là phụ nữ, bệnh xuất hiện khá sớm, dễ dàng di căn.
4. Ung thư biểu mô tế bào lớn
Một số người nghĩ rằng loại ung thư phổi này chỉ là một biến thể của ung thư biểu mô phổi.
Các loại ung thư kể trên đa số đều có thể điều trị bằng cách phẫu thuật, đây cũng là giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Nhưng khi ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết, thì phải điều trị cảm ứng, bởi nếu không, bệnh sẽ tiến triển. Khi bệnh ở giai đoạn III thì có thể chuyển thành bệnh giai đoạn II, phải tranh thủ phẫu thuật nhanh.
Nếu bệnh đã di căn đến những vùng xa hơn, chỉ có thể điều trị hóa trị, xạ trị, sinh vật và giải pháp điều trị tổng hợp.
Làm thế nào để sớm phát hiện bệnh ung thư phổi?
Chìa khóa hiệu quả nhất cho việc điều trị ung thư phổi chính là phát hiện sớm.
Các triệu chứng của ung thư phổi bao gồm: Ho kích thích kéo dài trong 2-3 tuần, điều trị ho không hiệu quả, hoặc bị bệnh hô hấp mãn tính nguyên phát, chứng ho có tính chất thay đổi, xuất hiện đờm liên tục với máu mà không có lý do khác để giải thích...
Ho có tính nguyên tắc đơn điệu, không kèm các triệu chứng khác, viêm phổi lặp đi lặp lại trong cùng khu vực, đau khớp không rõ nguyên nhân, mệt mỏi dài ngày không rõ lý do, phù nề ở vùng mặt và cổ, khó thở hoặc khàn giọng và ngực có tính liên tục, vai, lưng bị đau và các triệu chứng khác.
Khi có những dấu hiệu như trên, dù mở mức độ nặng hay nhẹ, bạn cần phải theo dõi kỹ và đi khám kịp thời nếu có sự bất thường lặp đi lặp lại. Cuối cùng, hãy nhớ rằng, muốn phòng bệnh ung thư là phải để ý kỹ các dấu hiệu, khám sớm và điều trị sớm.
*Theo Cancer/Health39
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!