Sa dây rốn là một biến chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe thai nhi và người mẹ. Cho nên, cần phải có hiểu biết về sa dây rốn để xử trí sa dây rốn khi mang thai một cách an toàn và hiệu quả. Sau đây, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những điều cần biết về hiện tượng sa dây rốn và cách xử trí.
Sa dây rốn là gì?
Sa dây rốn là hiện tượng dây rốn bị sa trước ngôi thai, nó có thể xảy ra đồng thời đang ở trong bọc ối và khi đã bị vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm gây ra suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông. Khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị trì hoãn do co thắt của các mạch máu dây rốn. Theo thống kê khoảng 300 trẻ chào đời thì có 1 ca mắc sa dây rốn, thậm chí thai nhi có thể tử vong nếu như không được lấy ra kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện có hiện trạng này, cần đưa các bà bầu đến bệnh viện ngay để chuẩn đoán bệnh, tránh trường hợp xấu xảy ra.
Nguyên nhân sa dây rốn
Sa dây rốn xảy ra do nhiều yếu tố kết hợp cấu thành như:
Ở mẹ
Người mẹ sinh con nhiều lần sẽ làm cho ngôi thai bình chỉnh không như lúc ban đầu, khung chậu sẽ bị hẹp hoặc méo. Từ đó sẽ làm cho các ngôi thai không được cân bằng, có khối u tiền đạo dẫn đến hiện tượng sa dây rốn
Ở thai nhi
Ở thai nhi, các ngôi thai không tì vào tử cung nên các ngôi thai này sẽ không ổn định, biến dạng như: ngôi ngược, ngôi ngang, cuối cùng bị sa.
Ở phần phụ của thai
Dây rốn thường dà, nhau bám thấp vì vậy khi ối bị sa nặng hơn là bị vỡ lúc đó có thể kéo theo dây rốn bị sa.
Dấu hiệu sa dây rốn
Do dây rốn nằm ở bên trong bụng mẹ và bào tai nên rất khó phát hiện khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, các biểu hiện cũng rất nghèo nàn thường có một số biểu hiện sa dây rốn như sau:
– Bà bầu cảm giác có dây rốn ở trong âm đạo.
– Ngôi thai cao
–Có thể nhìn thấy được dây nhau qua thai qua âm hộ khi bị sa ra ngoài.
– Nước ối chảy ra rất nhiều.
– Cổ tử cung sẽ mở lớn hơn 2cm, thậm chí có thể vỡ ối và ngôi đầu.
Hình minh họa.
Chẩn đoán và xử trí
Chẩn đoán
Các bác sĩ có thể chuẩn đoán được hiện tượng sa dây rốn khi sản phụ bị chuyển dạ cụ thể:
- Nhìn thấy có một dây nhau sa ra ngoài âm hộ.
- Dây rốn nằm cuộn trong âm đạo khi tiến hành thăm dò âm đạo.
- Khi thăm âm đọa dây rốn sẽ nằm trong cổ tử cung hoặc nằm bên cạnh ngôi qua màng ối chưa bị vỡ, có thể nằm ở trước ngôi trong bọc ối chưa bị vỡ (sa dây rốn trước ngôi trong bọc ối).
- Cổ tử cung chưa mở hết.
- Vẫn còn tình trạng ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường.
Cách xử trí chung
Sa dây rốn ở trong bọc ối
Đầu tiên sẽ khuyến cáo các sản phụ nằm đầu thấp, mông cao, không rặn nhằm bảo vệ ối khỏi bị vỡ, sau đó cấp cứu và mổ lấy thai ra ngay, càng nhanh càng tốt.
Sa dây nhau khi đã bị vỡ ối
Các bác sĩ sẽ kẹp dây rốn vào giữa hai ngón tay để xem dây rốn đập mạnh hay yếu, kết hợp với nghe nhịp tim thai trên bụng mẹ. Đây là cách để xác định dây rốn còn hoạt động hay không.
Trường hợp dây rốn không hoạt động nữa, nhịp tim không đập, lúc này thai nhi đã chết thì không còn cấp cứu được mà tiến hành theo dõi để ca đẻ tiến triển bình thường
Đối với trường hợp thai còn sống hãy cho sản phụ nằm chổng mông, nhẹ nhàng đẩy dây nhau lên và không nên rặn đẻ và lấy thai ra ngay lập tức.
- Đặt Forceps lấy thai nếu đủ điều kiện, cố gắng để cành Forceps không kẹp vào dây rốn.
- Nếu sản phụ không đủ điều kiện làm Forceps thì tiến hành mổ lấy thai ngay. Lưu ý trước khi mổ nên cho bệnh nhân nằm đầu thấp, mông cao để dây rốn đỡ bị ép chặt giữa ngôi và tiểu khung.
- Nếu dây rốn đã bị sa mà chưa kịp đến bệnh viện thì bạn hãy bọc dây nhau bị sa vào gạc lớn, đóng khố cho sản phụ, rồi đưa đi cấp cứu lấy thai ra càng nhanh càng tốt, tránh trường hợp rủi ro xảy ra.
Biến chứng cuối thai kỳ
Hiện tượng sa dây rốn đa số xảy ra vào thời kì cuối của thai kì, thông thường rơi vào tuần 39 của thai nhi. Sa dây rốn có thể dẫn đến suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Cho nên khi có hiện tượng xấu nên đưa sản phụ đến bệnh viện lấy thai nhi ra nhanh nhất có thể. Nếu lấy thai ra chậm, thai nhi có thể suy hô hấp hoặc mắc tổn thương não do thiếu oxy, thậm chí có thể tử vong ngay tại chỗ.
Nên đưa sản phụ đến bệnh viện nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào.
Thai phụ cần phải làm gì?
Khi xuất hiện sa dây rốn, người mẹ có thể có cảm giác cảm nhận được và cần phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đồng thời cho các bác sĩ biết về thực trạng hiện tại mắc sa dây rốn của bạn. Tuyệt đối không được đẩy dây rốn trở lại và không ăn uống trước khi sinh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Trước khi đến bệnh viện, chờ xe cấp cứu bạn nên cho sản phụ nằm ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà để tránh những rủi ro xảy ra.
Có thể ngăn ngừa được không?
Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn ngừa và điều trị hiện tượng sa dây rốn. Vì vậy, bạn nên tái khám thai định kì, đặc biệt là ở kì cuối của thai nhi, thường khoảng thai đã được 38 tuần bạn nên chú ý khám thai nhiều hơn.
Như vậy các thông tin trên đã phần nào giúp bạn giải đáp các nghi vấn, đồng thời có thể cho bạn cách xử trí sa dây rốn khi mang thai hiệu quả an toàn cho cả mẹ và bé.
Làm thế nào để chắc chắn thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh
Để chắc chắn thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cần giữ một chế độ sinh hoạt khoa học và ăn uống bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ cần đi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thai kỳ để theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi kịp thời.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ tại trung tâm xét nghiệm Xander
Hình minh họa.
Những thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng cuối không nên ăn
Cách sử dụng ngải cứu để tốt cho mẹ và thai nhi
Những lưu ý an toàn khi tập đứng cho trẻ
Phẫu thuật nâng ngực có ảnh hưởng tới việc cho con bú không?
Tiêu chuẩn cân nặng hợp lý cho các bé 1 tuổi
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu muốn sàng lọc thai kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xét nghiệm tại nhà Xander
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Gói xét nghiệm sàng lọc thai kỳ
Hiện nay, Xander đang cung cấp 3 gói xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phù hợp với lứa tuổi của từng thai nhi, gồm có: sàng lọc thai kỳ tuần 11-13, tuần 15-22 và tuần 32-36. Các gói xét nghiệm giúp phát hiện dị tật thai nhi, hội chứng down của thai nhi, ngoài ra còn đánh giá được các bệnh lý của mẹ như: thiếu máu, tiểu đường, ...
Chi phí gói xét nghiệm sàng lọc thai kỳ
- Sàng lọc thai kỳ tuần 11-13:721,000 đồng
- Sàng lọc thai kỳ tuần 15-22: 720,000 đồng
- Sàng lọc thai kỳ tuần 32-36: 505,000 đồng
Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
Phí xử lý : 30.000đ
Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Những xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh
- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!