Viêm gan B lây nhiễm qua nhiều con đường, đường tình dục là một trong những con đường lây nhiễm đó. Bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B thường hay thắc mắc, quan hệ tình dục xuất tinh ngoài có mắc viêm gan B hay không?
1. Xuất tinh ngoài có mắc viêm gan B hay không?
Virus Viêm gan B có chứa trong tinh dịch của nam giới. Tuy nhiên nó không chỉ tồn tại ở trong tinh dịch mà còn tồn tại trong dịch tiết của cả nam và nữ. Khả năng bạn tình bị nhiễm virus gây bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Tất cả những hình thức quan hệ tình dục như quan hệ đồng giới, quan hệ truyền thống, quan hệ khác giới hay quan hệ bằng miệng thì nguy cơ lây nhiễm Viêm gan B rất là cao. Khả năng lây truyền bệnh Viêm gan B cho người khác khi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh như sử dụng bao cao su là rất lớn, kể cả khi người bệnh xuất tinh ngoài do trong quá trình quan hệ tình dục thì người bệnh sẽ không thể tránh khỏi những vết xước niệu đạo, tinh dịch hoặc dịch tiết mang virus Viêm gan B cũng có thể qua các vết xước này mà lây nhiễm cho bạn tình một cách dễ dàng.
Trong trường hợp bạn hoặc bạn tình có nghi nghờ bị nhiễm Viêm gan B thì hãy nên đi xét nghiệm máu (xét nghiệm HbsAg xem có bị nhiễm virus Viêm gan B hay không). Nếu kết quả xét nghiệm viêm gan B là âm tính thì bạn nên tiêm phòng ngay hoặc một trong hai người đã bị nhiễm virus này thì nên đến tư vấn tại các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để có thể phòng bị viêm gan B.
Người bị bệnh viêm gan B nếu như không có các biện pháp phòng ngừa có thể dẫn đến việc lây nhiễm bệnh sang cho người khác thông qua các con đường như: truyền máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con và qua các vật dụng có nhiễm máu của người bệnh viêm gan B... Tuy nhiên, con đường quan hệ tình dục và lây nhiễm từ mẹ sang cho con là một trong các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B phổ biến nhất.
2. Các con đường lây nhiễm bệnh Viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây nên, có thể dẫn đến viêm gan B cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan B có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường thông qua 3 con đường chính:
- Đường máu: Virus viêm gan B có thể lây nhiễm bằng con đường truyền máu, hay dùng dụng cụ xuyên chích qua da như: dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ bấm lỗ tai, kim châm cứu, lấy khóe móng tay, chân có dính máu và các dụng cụ để xăm..., mà tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm Viêm gan B.
- Đường quan hệ tình dục:Virus Viêm gan B có ỏ=ở trong tinh dịch, dịch âm đạo của người bệnh và sẽ lây qua các vết trầy xước nhỏ trong khi quan hệ tình dục không lành mạnh. Thường gặp đối với người hoạt động tình dục cùng giới hay khác giới và những người có lối sống tình dục không lành mạnh.
- Đường mẹ truyền sang con: Khi phụ nữ mang thai mà bị nhiễm virus Viêm gan B cũng có khả năng lây nhiễm bệnh sang thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi bị tiếp xúc với dịch sinh dục và máu của mẹ nên bị lây nhiễm Viêm gan B.
3. Cần làm gì khi bị viêm gan B?
Đối với những người chưa mắc bệnh Viêm gan B
- Nên sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục
- Nên tiêm phòng vaccine Viêm gan B. Đây là một cách phòng bệnh an toàn đạt hiệu quả trên 85%.
- Đảm bảo sinh hoạt tình dục an toàn.
- Không nên sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, và các dụng cụ xăm mình hay các vật dụng khác có nguy cơ dính máu của người Viêm gan B.
- Tuyệt đồi không được chạm vào máu của người bệnh Viêm gan B, kể cả khi máu khô.
- Nên băng các vết máu và vết bầm của người bệnh Viêm gan B để có thể tránh tiếp xúc với máu.
- Đối với trẻ sơ sinh, cần phải tiêm phòng vaccine Viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu và sau sinh.
Đối với những người đã nhiễm bệnh Viêm gan B
Khi đã phát hiện bản thân bị nhiễm virus Viêm gan B, thậm chí có nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh, đặc biệt là những người thân. Lúc này cần:
- Trước hết với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, và con cái cần phải được xét nghiệm để xem có bị nhiễm siêu vi Viêm gan B không và nên có sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa.
- Người mang virus cần phải có biện pháp đề phòng như: không sử dụng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay, dao cạo râu....
- Tránh làm vây máu khi đã bị thương, nên rửa sạch máu bằng nước và thuốc sát trùng. Hãy sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Khi phát hiện nhiễm bệnh cần phải điều trị sớm để tránh lây cho những người xung quanh.
Nếu như có tiếp xúc với người bị nhiễm viêm gan B, bạn cần phải đến các trung tâm y tế uy tín để được khám và điều trị bệnh, khi được chẩn đoán bị nhiễm bệnh viêm gan B, bạn không nên điều trị bệnh bằng các phương pháp khi chưa được kiểm chứng. Người bệnh cần phải điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ của các bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Viêm gan B mãn tính có thể diễn biến bệnh rất phức tạp và khó khống chế. Vì vậy, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám định kỳ để có thể phát hiện diễn biến mới của bệnh và có những biện pháp kịp thời.Đặc biệt để phát hiện và làm rõ xuất tinh ngoài có mắc viêm gan B hay không.
Xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc virus viêm gan tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi tiết gói xét nghiệm Sàng lọc virus viêm gan
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser: Đánh giá các tế bào máu ngoại vi và chức năng tạo máu của tủy xương để góp phần chẩn đoán các bệnh lý của máu và cơ quan tạo máu (nhiễm trùng, viêm nhiễm, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu).
- Xét nghiệm GGT: Chức năng gan: đánh giá viêm gan do rượu, tổn thương tế bào gan...
- Xét nghiệm ALT (GPT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
- Xét nghiệm AST (GOT): Chức năng gan: viêm gan cấp, mãn tổn thương nhu mô gan...
- Xét nghiệm HBsAg: Sàng lọc viêm gan do virus viêm gan B
- Xét nghiệm Anti-HBs (ELISA): phát hiện kháng thể kháng virus viêm gan B
- Xét nghiệm Anti-HCV (ELISA): Kháng thể chống virus viêm gan C, chẩn đoán, theo dõi viêm gan C.
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Xuất tinh ngoài khi quan hệ có khả năng mang thai như thế nào?
Cách quan hệ an toàn không dùng bao cao su cặp đôi nào cũng cần phải biết
Tiêm phòng trước khi mang thai có cần thiết không?
Xuất tinh ngoài có thể dẫn đến liệt dương
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Tìm hiểu từ A đến Z về xét nghiệm HbsAg chẩn đoán viêm gan B
- Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!