CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do Virus Cytomegalo - loại virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh có thể lây từ mẹ sang con nếu như người mẹ đang mang thai bị nhiễm CMV nguyên phát. Vậy ý nghĩa của chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG khi đi khám là gì? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu nhé!
Các nguyên nhân dẫn tới việc nhiễm CMV
Sự nhiễm CMV là do sự tiếp xúc với các dịch thể của người bị nhiễm CMV như nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, nước mắt, máu, dịch âm đạo và sữa.
Trong quá trình mang thai, em bé có thể bị nhiễm bệnh từ người mẹ đang bị nhiễm CMV qua các dịch tiết và máu khi sinh, qua đường nhau thai, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm qua việc bú sữa mẹ.
Các cô nuôi dạy trẻ cũng có nguy cơ bị nhiễm bởi tiếp xúc với trẻ bị nhiễm bệnh.
Những người nhận tạng ghép cũng dễ bị nhiễm CMV từ người cho tạng bị nhiễm HCV. Do đó, cần kiểm tra CMV ở người hiến tặng một cách kĩ lưỡng trước khi ghép.
Các triệu chứng của người nhiễm CMV
Đối với người lớn, những người mạnh khỏe việc bị nhiễm CMV thường không thể hiện triệu chứng lâm sàng nhưng có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi, đau đầu, tăng bạch cầu đơn nhân hay giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Khoảng 80% người lớn tạo được kháng thể chống CMV (IgG).
Trẻ em bị nhiễm CMV thường không thể hiện triệu chứng lâm sàng. Trong các trẻ em bị bệnh chỉ khoảng 10% số trẻ bị nhiễm CMV có thể có những triệu chứng lâm sàng như đầu nhỏ, gan và lách to, phát ban khi sinh, vàng da, có các cơn động kinh, cũng có thể là thiếu cân hoặc viêm mắt.
Chẩn đoán nhiễm CMV
Thực hiện xét nghiệm huyết thanh học
Các kháng thể IgM đặc hiệu CMV được sản xuất trong khi bị nhiễm CMV tiên phát cấp tính và nó chỉ tồn tại trong 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch kém, không sản xuất được IgM khi bị nhiễm CMV lần đầu và chỉ 1/3 số người này có thể biết được IgM trong nhiễm CMV tái phát.
Trong khi đó, các kháng thể IgG của CMV sẽ được sản xuất khi nhiễm CMV tiên phát có thể tồn tại dai dẳng suốt đời.
Bình thường, nồng độ CMV IgM sẽ là > 1,0 COI/ mL và CMV IgG sẽ là 0 – 10 IU/mL.
Nếu như xét nghiệm huyết thanh học và phát hiện một IgG dương tính hoặc có hiệu giá cao thì chưa thể kết luận được là bạn đang nhiễm CMV. Tuy nhiên, nếu như kháng thể IgG tăng gấp 4 lần so với kháng thể IgM đồng thời kháng thể IgM tăng một cách có ý nghĩa, ít nhất là bằng 30% giá trị IgG, hoặc virus được nuôi cấy từ dịch cổ họng phát triển hay các mẫu nước tiểu thì có thể khẳng định rằng bạn đang nhiễm CMV.
Một số kỹ thuật khác cũng có thể sử dụng để phát hiện CMV là kỹ thuật Realtime PCR, giúp xác định CMV-DNA hoặc nuôi cấy CMV từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ nước tiểu, mô cổ tử cung, dịch cổ họng ở bệnh nhân; hoặc nước tiểu, nước bọt, dịch ối nghi nhiễm CMV.
Xét nghiệm máu của người cho
Cần phải chú ý xét nghiệm máu người cho thai phụ khi cần truyền máu nếu phẫu thuật mổ lấy thai để có thể bảo đảm rằng máu người cho không bị nhiễm CMV (âm tính đối với CMV-IgM).
Phòng bệnh CMV hiệu quả
Để tránh bị nhiễm CMV, chị em khi mang thai hay hộ sinh, điều dưỡng khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nghi nhiễm CMV cần đeo khẩu trang nếu thăm khám hoặc chăm sóc trẻ nghi nhiễm CMV ở các nhà hộ sinh hoặc nhà trẻ. Cần rửa tay bằng xà phòng kỹ lưỡng sau khi thay tã lót hoặc sau khi tiếp xúc với nước tiểu, nước bọt, các dịch khác của trẻ.
Hiện nay Vaccine chống CMV đang trong giai đoạn nghiên cứu và có nhiều triển vọng.
Gợi ý điều trị
Thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm CMV
Khi bệnh nhân bị nhiễm CMV, tùy vào tình trạng cụ thể, sẽ được điều trị bằng các thuốc như:
Ganciclovir sử dụng cho các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch
Cytomegalovirus Immune Globulin được tiêm tĩnh mạch điều trị cho bệnh nhân.
Foscarnet, Vaganciclovir (Valcyte) là viên uống, thuốc chống virus có hiệu quả
Nên làm gì để ngừa CMV trong thai kỳ?
Hiện tại không có biện pháp điều trị hiệu quả nào, bạn chỉ có thể giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh một cách thấp nhất bằng cách:
Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước ấm khoảng 15 - 20 giây, nhất là sau khi thay tã hay tiếp xúc với nước bọt của trẻ.
Tuyệt đối không sử dụng chung đồ ăn đồ uống.
Không hôn trẻ em dưới 6 tuổi vào miệng hoặc má. Chỉ nên ôm hoặc thơm lên đầu.
Trường hợp bạn là bảo mẫu, cần phải chăm sóc và làm việc với các em nhỏ thì nên chú ý việc tiếp xúc với bé.
Khi quan hệ tình dục cần dùng biện pháp an toàn và tránh quan hệ qua đường miệng.
Ý nghĩa của chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG
Hiện nay, việc xác định tình trạng bệnh nhân nhiễm CMV được thực hiện qua định lượng các kháng thể CMV-IgM và CMV-IgG. Khi xác định nồng độ bình thường CMV-IgM là > 1,0 COI/mL và CMV-IgG là 0 - 10 IU/mL.
Nếu như chỉ có IgG dương tính thì bạn đã nhiễm CMV trong quá khứ tức là trước thời điểm mang thai. Vì thế mà lúc này, nguy cơ nhiễm CMV cho thai nhi là rất thấp hoặc không có.
Nếu như IgM dương tính, có nghĩa là bạn mới nhiễm CMV trong lúc mới mang thai, vì thế mà sẽ dễ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc dị tật cho thai.
Nếu cả hai chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG đều dương tính thì có khả năng bạn đã tiếp xúc với CMV hoặc CMV đã bắt đầu hoạt động trong cơ thể từ trước. Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh, bạn có thể đi đo lại nồng độ CMV IgG từ 2 tới 3 tuần sau đó để có thể khẳng định chính xác hơn. Nếu như nồng độ IgG tăng gấp 4 lần giữa mẫu đầu tiên và thứ hai, thì bạn đã bị nhiễm CMV hoạt động.
Trên đây là một số thông tin về bệnh CMV cùng với ý nghĩa của chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG mà bạn nên biết khi mang thai.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Địa chỉ khám tự kỷ ở Hà Nội mà bố mẹ nên biết
Hướng dẫn ba mẹ dạy bé tập ngồi
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều có đáng lo không?
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Bệnh sốt phát ban ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Nhiễm khuẩn Listeriosis thai kỳ có lây sang thai nhi không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!