Trước khi sinh con, nhiều mẹ bầu được các bác sĩ khuyên nên đi chụp X-quang xương chậu. Tuy nhiên, sử dụng tia X-quang đối với người mẹ mang thai có thể có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Vậy, việc chụp X-quang xương chậu trước khi sinh có ý nghĩa gì? Mẹ hãy tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục đích chụp X-quang xương chậu trước khi sinh
Chụp X-quang xương chậu sẽ giúp bác sĩ xác định được khung xương chậu của người mẹ hẹp hay rộng, từ đó xác định xem mẹ bầu nên đẻ thường hay đẻ mổ. Việc xác định khung xương chậu bằng cách sử dụng tia X-quang khá phổ biến hiện nay. Nếu có nghi ngờ khung xương chậu của thai phụ hẹp, bác sĩ sẽ lập tức chỉ định cho thai phụ sử dụng phương pháp này.
Tình trạng hẹp khung xương chậu sẽ đem đến nhiều bất lợi cho chị em phụ nữ trong quá trình sinh nở. Thông thường, cổ tử cung sẽ được mở dễ dàng nhờ tác động của thuỷ tĩnh khi màng ối chưa vỡ và nhờ áp lực trực tiếp của ngôi thai lên tử cung khi màng ối đã vỡ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bị hẹp khung xương chậu, khi đầu thai dừng ở eo trên, toàn bộ lực co tử cung sẽ tác động trực tiếp vào màng ối che trên tử cung, làm vỡ ối sớm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cổ tử cung mở chậm hoặc không mở. Việc cổ tử cung mở chậm hoặc không mở là lí do khiến mẹ bầu không thể sanh ngả âm đạo, khả năng cao phải tiến hành mổ lấy thai nhi.
Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu còn dẫn đến một số hậu quả khác như ngôi đầu cúi không tốt, ngôi lọt bất xứng, đầu thai biến dạng nhiều, tăng tỉ lệ sa dây rốn nhiều hơn bình thường khoảng 4 - 6 lần. Đặc biệt, tình trạng này còn khiến quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc ngưng tiến triển, gây bất thường cơn co tử cung, tăng khả năng bị nhiễm trùng chu sinh, vỡ tử cung, gây ra lỗ dò bàng quang trực tràng âm đạo về sau.
Hạn chế nguy cơ khi chụp X-quang
Tuy lượng bức xạ không đủ để ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhưng các chuyên gia luôn khuyến cáo các mẹ không nên chụp X-quang trong khi mang thai, trừ trường hợp cần thiết. Để hạn chế thấp nhất những nguy cơ, các mẹ hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Khi đang mang thai, mẹ hãy xác định rõ. Mẹ hãy hỏi bác sĩ về những chẩn đoán tình hình khung xương chậu của bản thân để đưa ra quyết định hợp lý.
- Nói với bác sĩ sử dụng những biện pháp để bảo vệ mẹ, chẳng hạn như dùng chì.
- Khi chụp X-quang xương chậu, đồng nghĩa với việc mẹ phải tiếp nhận lượng bức xạ cao hơn bình thường, mẹ hãy hỏi kĩ bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy ra.
Những lớp học tiền sản cho mẹ ở thành phố Hồ Chí Minh
Triệu chứng trật khớp vai
Chụp tử cung vòi trứng có hại không?
Chụp X-quang khám sức khỏe giá bao nhiêu?
Vì sao mẹ bầu nên cạo lông vùng kín trước khi đi đẻ?
Chia sẻ kinh nghiệm của mẹ bầu
Theo nickname Kiến và liti chia sẻ trên website Webtrethocó nói: "Chụp xương chậu trước lúc sinh để xem em bé có thể ra theo con đường tự nhiên hay không, là chuyện bình thường thôi. Mình cũng đã chụp như thế khi gần đến ngày sinh mà em bé vẫn không xoay đầu xuống (ngôi ngược), kết quả thấy xương chậu mình đủ rộng để em bé ra, bác sĩ để mình sinh tự nhiên.
Theo mình biết thì từ 25 tuần trở đi, X quang không còn nguy hiểm như thời kì đầu của thai kì (vào giai đoạn hình thành, từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 15, dễ gây dị tật hay sẩy thai). Với lại cũng còn tùy thuộc vào độ mạnh của X quang nữa, trên 100 mSv mới tính đến nguy hiểm và từ 200 - 250 mSv mới thực sự gây nguy hiểm. Vậy nên trong lúc mang thai, nếu là trường hợp cần thiết nhiều người vẫn làm radio. Trường hợp của bạn nếu bác sĩ đã chỉ định như thế thì cứ chụp đi, không sao đâu."
Trên đây là những ý kiến trái chiều, các chị em còn băn khoăn thì nên nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có được thông tin chính xác và có quyết định đúng đắn trong vấn đề này.
>>>Xem thêm:8 xét nghiệm mẹ bầu cần làm trước khi sinh đọc nhanh để biết
>>>Xem thêm:Tập Yoga trước khi sinh để có em bé khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!