10 cách dạy con tiết kiệm tiền bố mẹ nên biết

Sức khỏe trẻ em - 11/24/2024

Tiết kiệm tiền là một kỹ năng mà bố mẹ nên dạy ngay từ khi con còn nhỏ. Việc biết tiết kiệm càng sớm, con sẽ càng sẵn sàng hơn khi đến giai đoạn tự lập. 

Tiết kiệm tiền là một kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên dạy ngay từ khi con còn nhỏ. Khi biết tiết kiệm tiền, con sẽ không tiêu xài hoang phí trong tương lai.

Bé Kiên Trung (7 tuổi, Q. 12, TP. HCM) thường để dành tiền bằng cách cho tiền vào ống heo mỗi khi bố mẹ cho tiền tiêu vặt hoặc tiền lì xì. Thỉnh thoảng, Trung dùng số tiền tiết kiệm để mua những món đồ mình yêu thích. Tự để dành tiền và dùng tiền ấy để tự chi tiêu là một cách hay dạy con biết tiết kiệm tiền từ nhỏ của một số bố mẹ.

Điều quan trọng là hãy để cho trẻ thấy việc tiết kiệm tiền là niềm vui. Việc dạy cho trẻ tiết kiệm tiền ngay từ sớm sẽ rất có lợi cho con. Trẻ sẽ không tiêu xài hoang phí, biết vạch ra kế hoạch chi tiêu khi lớn lên. Ngay cả những trẻ học mẫu giáo cũng có thể để dành tiền, nhưng bạn phải giải thích cho trẻ hiểu về việc làm này và lợi ích của nó. Khi con lớn hơn, bạn có thể hướng dẫn con cách tiết kiệm tiền bằng nhiều cách. Sau đây Hello Bacsi sẽ hướng dẫn bạn một số cách dạy con tiết kiệm tiền.

Cách giúp trẻ nhỏ tiết kiệm

1/ Tạo hứng thú

Bạn hãy hướng dẫn con cách tiết kiệm tiền ngay từ nhỏ. Có thể treo thưởng cho con bằng cách khi con làm một việc tốt, bạn có thể cho con một phiếu thưởng “xem tivi trong 15 phút”. Đến lúc con muốn xem tivi, con có thể dùng phiếu thưởng này đưa lại cho bạn.

Để xem các tập phim ngắn Doreamon, trẻ chỉ cần 1 phiếu. Tuy nhiên, với tập phim dài, trẻ phải cần đến 4 phiếu. Dĩ nhiên, để xem được một tập phim dài, trẻ phải để dành đến 4 phiếu. Còn khi bạn cho con tiền tiêu vặt, trẻ sẽ hiểu mình cũng có thể để dành giống như phiếu thưởng.

2/ Để dành tiền trong nhiều phong bì khác nhau

Bạn có thể khuyến khích trẻ để dành tiền cho nhiều mục đích vào từng phong bì khác nhau. Cho trẻ vẽ những mục tiêu để dành tiền lên phong bì đó. Bạn cũng nên giải thích cho con hiểu rằng với những mục tiêu dài hạn, con phải mất nhiều thời gian để tiết kiệm hơn những mục tiêu khác.

Ví dụ, con muốn để dành tiền mua một chiêc xe đồ chơi. Đây là mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con vẽ một bức tranh đi du dịch Nhật Bản lên phong bì tiền. Đây là mục tiêu dài hạn. Hãy dạy cho con phân biệt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tập cho bé thói quen để dành tiền cho từng mục tiêu đặt ra và tiền tiêu vặt hàng ngày.

3/ Lập biểu đồ tiết kiệm tiền

10 cách dạy con tiết kiệm tiền bố mẹ nên biết

Khi biết con muốn tiết kiệm vì một mục tiêu, hãy cho con biết để đạt được mục tiêu đó con phải tiết kiệm trong bao nhiêu tuần và lập một biểu đồ cho con. Bạn có thể vẽ một tuần là một hũ. Khi có tiền để dành, con sẽ dán một cái sticker lên hình cái hũ bạn đã vẽ. Khi cái hũ dán gần đầy sticker, con cảm thấy đang tiến gần hơn với mục tiêu của mình.

4/ Treo thưởng khi con tiết kiệm tiền

Hãy xem xét khen thưởng khi con biết tiết kiệm tiền của mình. Ví dụ, nếu con không chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào trong một khoảng thời gian nhất định, hãy thưởng cho con. Bạn cũng có thể thưởng cho con nhiều hơn khi con tiết kiệm lâu hơn. Ví dụ, phần thưởng có thể là thêm 30 phút chơi đồ chơi hoặc bất cứ điều gì mà con muốn.

5/ Hãy là một tấm gương tốt cho con

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là để cho con thấy bạn cũng tiêu xài tiết kiệm. Ví dụ, khi con bạn đang xem tivi, bạn hãy để tiền vào hũ và cho con biết đây là hũ tiền tiết kiệm của mẹ. Điều này sẽ cho con thấy tiết kiệm là chuyện bình thường. Hơn nữa, hầu hết trẻ nhỏ muốn giống người lớn nên khi thấy bạn tiết kiệm tiền, con cũng muốn giống bạn.

Cách giúp trẻ lớn hơn tiết kiệm

Khi con bạn lớn hơn, các phương pháp trên có thể không còn làm trẻ cảm thấy hứng thú. Sau đây là những cách giúp trẻ lớn hơn tiết kiệm tiền mà bạn có thể áp dụng:

 1. Mở tài khoản tiết kiệm

Khi con quan tâm đến vấn đề tiết kiệm tiền, bạn có thể đưa con đến ngân hàng và giúp con mở tài khoản. Số tiền tiết kiệm này còn có thể sinh lãi suất.

2. Dành tiền cho những mục tiêu ưu tiên

Hãy để con viết ra danh sách những thứ mà con muốn chi tiêu và ưu tiên thực hiện theo danh sách đó. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi con về những mục tiêu dài hạn, ví dụ mua laptop khi vào đại học, một chuyến đi đến châu Âu… Sau đó, con cần phải phân bổ tiền quà vặt vào từng mục tiêu. Đây là những khởi đầu của một kế hoạch tài chính và kiểu tư duy này sẽ có lợi cho con sau này.

 3. Hãy để con mắc lỗi

Đôi khi bài học hữu ích về tiết kiệm lại đến từ những quyết định tiêu tiền không đúng cách, nhất là khi con còn nhỏ. Việc chi tiêu không đúng cách là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ, khi đến sinh nhật hay Giáng sinh, con thường tiêu tiền mà không cần lo nghĩ. Sau khi tiêu hết số tiền đó, con mới nhận ra mình không còn đủ tiền để có những món đồ cần thiết hơn và cảm thấy hối hận. Sau đó, con sẽ nhận ra và chi tiêu hợp lý hơn cho lần sau.

 4. Chơi game

10 cách dạy con tiết kiệm tiền bố mẹ nên biết

Có một số trò chơi dạy trẻ khả năng kiểm soát tài chính cũng như tầm quan trong của việc lập kế hoạch trước. Ví dụ, Monopoly, The Game of Life và  Rich Dad Cashflow for Kids.

 5. Thảo luận về tài chính

Bố mẹ thường không muốn thảo luận về mức lương của mình trước mặt con. Tuy nhiên, bạn có thể cho con nghe thảo luận về kế hoạch tài chính và những sắp xếp khi bạn nghỉ hưu. Bằng cách này, con có thể hiểu rằng tiết kiệm là một nỗ lực suốt đời.

6. Tìm kiếm các ưu đãi tốt cho con

Một trong những chìa khóa để tiết kiệm tiền là tìm ra món hàng bán với giá ưu đãi. Khi con thích một cuốn sách, bạn có thể gợi ý con mua trực tuyến với giá ưu đãi hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 cách dạy con viết văn hay bạn không nên bỏ qua
  • 10 nơi giúp con trải nghiệm tiêu tiền hiệu quả
  • Mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!