10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Hãy coi những đứa trẻ tự kỷ như một khiếm khuyết mà bất cứ ai cũng có. Và những đứa trẻ tự kỷ rất, rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

1. Tôi là một đứa trẻ

Chứng tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển, nó không quyết định toàn bộ nhân cách của tôi. Bạn không thể đánh giá con người tôi thông qua nó. Giống như bạn, cho dù bạn bị béo phì hay bị cận thị thì mọi người vẫn không đánh giá bạn qua những điều khiếm khuyết ấy.

2. Nhận thức của tôi bị rối loạn

Điều này có nghĩa là những cảnh vật, âm thanh, mùi vị và sự đụng chạm như bắt tay, ôm, hôn mà bạn cảm thấy rất bình thường thì đối với tôi nó lại rất đau đớn. Tôi cảm thấy môi trường và mọi người ở xung quanh mình không thân thiện. Tôi sẵn sàng thu mình hoặc 'xù lông' lên bảo vệ bản thân.

Thính giác của tôi rất nhạy. Tôi có thể nghe được tiếng của hàng chục người đang nói chuyện cùng một lúc. Tiếng nhạc, tiếng ho, tiếng máy xay cà phê, tiếng trẻ con khóc, tiếng xe chạy,… Tất cả đều chui hết vào tai khiến bộ não của tôi không thể lọc được âm thanh và dẫn đến bị quá tải.

Khứu giác của tôi cũng vô cùng nhạy. Cá không tươi, anh chàng đứng bên cạnh hôm nay chưa tắm, tôi ngửi thấy mùi cả em bé mang bỉm... Tất cả thứ mùi đó cuộn tròn lại trong mũi, làm tôi thấy buồn nôn.

10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Thính giác, khứu giác, thị giác là những giác quan vô cùng nhạy cảm của trẻ mắc bệnh tự kỷ.

Ánh sáng cũng là thứ khiến tôi khó chịu. Ánh đèn huỳnh quanh quá sáng, tôi có cảm giác căn phòng rung lên và làm tôi đau mắt, bóp méo hết những gì tôi nhìn thấy. Thêm vào nữa, tôi có cảm giác không gian dường như thay đổi liên tục. Ánh sáng chói lóa từ cửa sổ, bóng người di chuyển, quạt máy quay đều… Có quá nhiều thứ cùng di chuyển một lúc và liên tục khiến tôi không thể tập trung. Đôi khi, tôi còn không biết là mình đang ở đâu. Tôi có thể vấp ngã hay va đập vào đâu đó, hoặc tôi phải nằm xuống để cố gắng tập trung lại.

3. Hãy đến gần tôi và nói chuyện

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là điều rất khó đối với tôi. Khi bạn gọi hoặc nói gì đó với tôi nhưng từ một căn phòng khác thì thứ mà tôi nghe được là: '* & ^% $ # @, Billy # $% ^ * & ^% $ &' – những âm thanh không có ý nghĩa. Thay vào đó, bạn hãy đến gần tôi, thu hút sự chú ý của tôi và nói bằng những từ đơn giản: 'Billy, hãy đặt cuốn sách lên bàn làm việc. Đã đến giờ ăn trưa rồi'.

4. Tôi luôn hiểu ngôn ngữ theo nghĩa đen

Tôi không thể hiểu khi bạn nói: 'Giữ ngựa lại nào, cậu bé', nhưng khi bạn bảo: 'Dừng lại nào' thì tôi sẽ hiểu ngay. Đừng bao giờ nói với tôi là 'lấy một miếng bánh' trong khi trên bàn không có miếng bánh nào, còn ý bạn là tôi phải vào tủ để lấy bánh.

5. Hãy kiên nhẫn lắng nghe tôi nói

10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Tôi có thể đói, thất vọng, hay sợ hãi nhưng ngay cả những từ đơn giản đó cũng vượt quá khả năng diễn đạt của tôi. Vì thế những cử chỉ phi ngôn ngữ như kích động, bồn chồn, lơ đãng của bạn sẽ chỉ làm tôi bối rối thêm.

Đôi khi tôi nói chuyện giống như một giáo sư, một nhà diễn thuyết, một ngôi sao điện ảnh... Bởi đây là những gì tôi ghi nhớ được từ thế giới xung quanh. Đáng tiếc là tôi không biết phân loại ngữ cảnh để sử dụng cho thích hợp. Tôi chỉ dùng nó như một cứu cánh để trả lời cho những câu hỏi mà tôi không hiểu.

6. Kiên nhẫn chỉ dạy tôi

10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Hãy chỉ cho tôi cách làm như thế nào hơn là chỉ nói cho tôi nghe vì lời nói sẽ 'bốc hơi' khỏi đầu tôi ngay lập tức trước khi tôi kịp hiểu ý nghĩa của chúng. Và bạn cũng nên kiên nhẫn để chỉ dạy cho tôi nhiều lần. Sự lặp đi lặp lại đó giúp tôi ghi nhớ.

7. Tập trung khen ngợi vào những điểm mạnh của tôi

Giống như những người khác, tôi không thể học trong một môi trường mà tôi thường xuyên cảm thấy mình rất tệ. Tôi cũng biết trong môi trường ấy, tôi chắc chắn sẽ bị chỉ trích nếu tôi thử làm điều gì đó. Thế nên, tôi mong rằng cho dù đó là những lời góp ý thì bạn vẫn nên tránh nói với tôi. Hãy tìm kiếm thế mạnh của tôi. Có nhiều cách để làm mọi việc.

8. Giúp tôi tạo các mối quan hệ xã hội

10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Người ta thường nghĩ rằng trẻ tự kỷ không thích chơi với ai cả. Không phải là tôi không muốn chơi với các bạn, mà là vì tôi không biết làm thế nào để mở đầu cuộc nói chuyện hoặc gia nhập vào một trò chơi. Nếu bạn có thể mời tôi tham gia vào các trận bóng hoặc bắn bi, tôi có thể rất vui mừng khi nhận được lời mời ấy.

9. Cố gắng xác định điều khiến tôi bùng nổ tâm lý

Tôi chỉ bùng nổ cảm xúc khi một hoặc nhiều giác quan bị quá tải hoặc tôi bị đẩy vượt quá giới hạn trong các mối quan hệ xã hội. Nếu bạn hiểu lý do vì sao tôi bùng nổ thì bạn sẽ có khả năng ngăn chặn nó. Bạn có thể làm nhật ký ghi chép thời gian, địa điểm, con người, và các hoạt động của tôi. Một biểu đồ sẽ xuất hiện.

10. Hãy yêu tôi vô điều kiện

Những suy nghĩ kiểu 'Nếu con muốn...thì…' và 'Tại sao con không thể…?' nên được bỏ đi ngay lập tức. Cảm giác bản thân mình bất tài, vô dụng, không đáp ứng được sự mong đợi của cha mẹ là cảm giác rất tồi tệ. Vậy mà tôi còn phải chịu sự áp lực từ những nhắc nhở liên tục của mọi người xung quanh.

10 điều những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ mong cả thế giới biết về mình

Bản thân tôi không muốn mình bị mắc bệnh tự kỷ. Do đó, chỉ có ba từ chúng ta cần phải luôn nhớ để sống cùng nhau là: kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn. Vì thế, nếu không có sự hỗ trợ của bạn, khả năng để tôi lớn lên trở thành người thành công và độc lập là rất ít. Hãy là người đứng về phía tôi, hãy hướng dẫn tôi, và yêu tôi vô điều kiện.

Vài nét về tác giả

Ellen Notbohm là mẹ của những đứa trẻ bị chứng tự kỷ và ADHD (Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý). Cô chính là tác giả cuốn sách Ten Things Every Child with Autism Wishes You Knew (Tạm dịch: 10 điều mà trẻ em tự kỷ muốn bạn biết). Đây là cuốn sách viết rõ về chứng tự kỷ được xuất bản trên toàn thế giới với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.

Nguồn: Autismsd

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!