Căn cứ theo những khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe và sự trường thọ của mỗi cá nhân được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau như 15% di truyền, 10% do yếu tố xã hội, 8% do điều kiện trị liệu, 7% do khí hậu và đến 60% là do cách ăn uống hàng ngày. Qua đó có thể thấy rằng, việc ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sắc đẹp lẫn sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Thế nhưng, nhiều người hiện đang ăn uống rất phản khoa học cùng lối sống không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng đi xuống. Nếu không chỉnh sửa kịp thời thì chẳng những tiếp tay cho bệnh tật tấn công, mà còn đẩy bản thân đến 'cửa tử' nhanh hơn. Chính vì vậy, mọi người nên tuân thủ đúng 10 quy tắc 'vàng' này trong ăn uống sẽ rất tốt cho sức khỏe, đánh bay bệnh tật và kéo dài tuổi thọ:
1. Ngồi thẳng lưng khi ăn
Nhiều người hay có thói quen vừa ăn vừa nằm xem TV, đa phần là trẻ em và phụ nữ bởi đây là 2 đối tượng thích ăn vặt nhiều. Thế nhưng không ai biết rằng, việc này sẽ tạo áp lực rất lớn lên ngực và bắt thực quản và dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và gây ra vô số bệnh.
Ngồi thẳng lưng là một thói quen tốt cho cột sống lẫn dáng đi đứng nhưng lại ít người chú tâm.
Chính vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen tai hại này đi và tập cho mình một tư thế ăn đúng chuẩn. Theo các chuyên gia cho biết, tư thế đúng nhất chính là ngồi duỗi thẳng lưng để thức ăn đi xuống dạ dày mà không phải chịu áp lực.
2. Ăn cháo khi đói bụng
Dường như ai cũng có một sự 'thèm ăn' mãnh liệt khi họ đói và muốn ăn bất cứ mọi thứ trước mắt để thỏa mãn. Nhưng thực tế, lúc này chức năng tiêu hóa của cơ thể đang bị suy yếu, nếu chị em ăn quá độ sẽ dễ rơi vào tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Chính vì thế nếu quá đói, hãy ăn một lượng nhỏ thức ăn dạng lỏng như cháo, súp loãng để dằn bụng, rồi sau đó mới tiếp tục ăn như bình thường.
3. Các bữa nên cách nhau 4 – 6 giờ
Nếu khoảng thời gian giữa các bữa ăn quá dài sẽ làm cơ thể kiệt quệ, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu suất lao động và học tập. Ngược lại nếu thời gian quá ngắn thì cơ quan tiêu hóa sẽ không có thời gian nghỉ ngơi, cuối cùng gây hại đến sức khỏe và sự thèm ăn. Theo nhiều nghiên cứu, thức ăn thường sẽ lưu lại trong dạ dày khoảng 4 – 5 giờ nên thời gian giữa các bữa tốt nhất là nên cách nhau từ 4 – 6 giờ sẽ hợp lý nhất.
4. Không nên uống trà sau khi ăn
Sau khi ăn hay khi bụng đói cũng không được uống trà vì rất có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa đấy.
Các chú các bác lớn tuổi thường hay có thói quen uống trà ngay sau bữa ăn để tráng miệng. Thế nhưng, việc uống trà vào thời điểm này sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra các hợp chất trong trà sẽ tạo ra các chất gây khó tiêu, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày và bắt nó phải hoạt động cật lực hơn.
5. Ăn ít món tráng miệng sau bữa ăn
Trong bữa ăn chính của bạn vốn đã rất nhiều đường rồi. Nên khi ăn quá nhiều món tráng miệng, cơ thể sẽ phải hấp thụ thêm nhiều glucose và tinh bột dư thừa từ bữa ăn trước, đặc biệt là sau khi ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vậy nên hãy ăn ít đồ tráng miệng thôi nhé, vài ba lát hoa quả mỏng là đủ rồi. Còn nếu muốn ăn nhiều hơn, hãy chờ khoảng 30 – 60 phút sau bữa ăn để cơ thể tiêu hóa bớt một phần đã.
6. Nên ăn nhiều loại rau xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm hoặc tối màu thường chứa nhiều các dưỡng chất tốt như vitamin A, B, C, E và sắt… giúp cơ thể phòng chống nhiều loại bệnh như Alzheimer, thiếu máu, ung thư và làm làn da sáng bật tông hơn. Chính vì thế, Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc đã khuyến nghị mỗi gia đình hãy ăn ít nhất 0.5kg rau xanh đậm mỗi ngày để sức khỏe được cải thiện hơn.
7. Bổ sung thêm dầu động vật song song với dầu thực vật
Không phải cứ dùng mỗi dầu thực vật là sẽ tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, ăn mỗi dầu thực vật sẽ làm gia tăng peroxit khiến cơ thể bị đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin. Ngoài ra còn làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú và ung thư ruột kết nguy hiểm.
Các loại dầu động vật thường bị đánh giá không tốt bằng dầu thực vật, thế nhưng chúng lại chứa axit polyenoic và lipoprotein rất tốt cho hệ tim mạch. Vậy nên các chuyên gia nhắc nhở rằng, tốt nhất hãy sử dụng dầu theo công thức 1 phần dầu động vật và 2 phần dầu thực vật. Việc tạo nên công thức hỗn hợp này sẽ giúp 2 loại dầu bù đắp những điểm yếu cho nhau và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
8. Ăn chất xơ ít nhất mỗi ngày 1 lần
Đây là một trong những nguyên tắc ắt hẳn ai cũng biết nhưng không mấy khi tuân thủ. Ăn nhiều chất xơ giúp cơ thể nhuận tràng, ngừa ung thư, trị béo phì và vô vàn loại bệnh khác. Thế nên ít nhất trong 3 bữa mỗi ngày hãy bổ sung thêm nhiều rau củ quả nhé, đừng chỉ ăn mỗi thịt và tinh bột không thôi sẽ rất hại cho cơ thể.
9. Nhai chậm
Việc nhai chậm sẽ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, lúc tiêu hóa cũng làm giảm bớt áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Ngoài ra nhai chậm cũng giúp thức ăn được cơ thể hấp thụ tốt hơn, từ đó tạo cảm giác no lâu và ít thấy bị đói. Theo đó, các chuyên gia trong Hiệp hội khuyên bạn nên nhai thật kỹ, mỗi lần ăn nên nhai khoảng 30 lần là tốt nhất.
Có vội cỡ nào cũng nên ăn chậm rãi và từ tốn thôi chị em nhé.
10. Ăn ít muối
Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp và tiểu đường. Vậy nên, từ bây giờ phải giảm ngay lượng muối hàng ngày xuống dưới 2300mg (khoảng 1 muỗng cà phê) đối với người khỏe mạnh. Còn với các đối tượng trên 51 tuổi và mắc phải nhiều loại bệnh khác, hãy giảm xuống dưới 1500mg là tốt nhất.
Theo Aboluowang
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!