12 sai lầm của mẹ khiến con ăn nhiều vẫn chậm tăng cân

Làm mẹ - 11/24/2024

Dù cho con ăn nhiều dinh dưỡng nhưng bé lại tăng cân chậm khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Do bé hấp thu kém hay do mẹ cho ăn sai cách?

Chị Loan (29 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) có con trai 7 tháng tuổi. Bé khá cứng cáp, ăn tốt, ngủ ngon nhưng lại tăng cân khá chậm, chỉ 7,5 kg, dù cho ăn nhiều chất dinh dưỡng.

Điều này khiến chị lo lắng và đưa con tới bệnh viện Nhi đồng TP khám tìm nguyên nhân.

12 sai lầm của mẹ khiến con ăn nhiều vẫn chậm tăng cân

Việc con chậm tăng cân khiến nhiều bà mẹ lo lắng

Sau khi được bác sĩ khoa dinh dưỡng tiết chế giải thích, chị Thủy nhận mình mắc phải một số quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm, điều đó dẫn đến việc bé bị chậm tăng cân.

- Ăn chay tốt cho tiêu hóa của trẻ hơn:

Nhiều mẹ thường cho rằng đồ ăn chay tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con, chính vì thế thường lạm dụng quá nhiều. Chị Loan là một bà mẹ rất hay chuẩn bị đồ ăn chay cho con. Kết quả là sau khi thăm khám, bác sĩ nói con chị bị thiếu sắt, thiếu máu, thiếu đạm.

Đạm rất cần thiết cho phát triển mô và dây thần kinh. Vì vậy cần bổ sung một lượng đạm nhỏ cần thiết cho trẻ.

- Chỉ cho con ăn dặm theo một phương pháp duy nhất:

Không có phương pháp ăn dặm nào là tốt tuyệt đối và phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhu cầu của các bé.

- Nên ăn nhiều bữa bột cho chóng lớn:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy chỉ nên tối đa tới 2 bữa bột mỗi ngày.

- Ăn ít dầu mỡ cho tốt

Dầu mỡ rất cần thiết cho trẻ nhỏ. Cụ thể, không những nên ăn dầu mỗi bữa, mà còn cần ăn mỡ gà, mỡ lợn luân phiên thay thế.

- Ăn quả màu đỏ rất tốt (ví dụ cà rốt, bí đỏ):

Củ quả rau có màu đỏ, không nên ăn quá 2 lần/tuần. Việc ăn quá nhiều củ quả màu đỏ gây thừa vitamin A, không tốt cho bé.

- Cho mắm, muối vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi:

Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì không nên cho mắm muối vào thức ăn vì chức năng thận của trẻ còn rất non yếu chỉ đào thải được 1 gam muối/ngày.

Các mẹ khi cho con ăn bột kể cả nấu với thịt, cá, tôm cũng không cần cho muối và cũng không nên cho thêm đường vào bữa ăn dặm vì ăn nhiều có thể dẫn tới béo phì.

- Rã đông sữa chua trong lò vi sóng:

Sữa tươi có thể cho vào lò vi sóng để làm bớt lạnh đi. Còn riêng sữa chua thì không nên cho vào lò vi sóng.

Nếu chẳng may để quá tay, nhiệt độ trên 60 độ, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có thể bị chết. Khi đó, ăn không còn tác dụng nữa.

Cách tốt nhất để rã đông sữa chua là để ra môi trường thường 10-15 phút hoặc ngâm vào nước ấm khoảng 50 độ.

- Nên ăn nhiều món thay đổi liên tục:

Mỗi loại thịt hay rau nên cho ăn liên tục 2 ngày (ít nhất là lần đầu tiên) để xem phản ứng của trẻ (có dị ứng hay gì đó không).

- Đút ép ăn vì lo con đói

Trước 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính, nên không cần ép trẻ ăn, luôn quy định khoảng thời gian cho ăn (dưới 30 phút). Sau khoảng thời gian đó, không cho ăn kể cả trẻ có đòi.

Tuyệt đối hạn chế cho xem hoạt hình, cho xem tivi, nghe nhạc khi ăn. Đó là thói quen xấu gây đau dạ dày sớm và khiến trẻ thụ động trong khi ăn. Lúc cho ăn mình nên để trẻ ngồi ghế, ăn nhem nhuốc như thế nào cũng không sao.

- Ăn nhiều cá cua cho cứng:

Hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm tanh trong những tháng đầu, sau 8 tháng mới nên cho con ăn thường xuyên.

- Ăn thịt thăn khô quá:

Thịt thăn là tốt nhất cho bé.

- Uống sữa, không ăn kèm đồ ăn vào buổi sáng:

Buổi sáng, một số em nhỏ vì ngại ăn nên chỉ có thói quen uống một ly sữa và không ăn gì hết.

Đây là nguyên nhân tại sao các em cảm thấy nhanh đói vì: Nếu chỉ uống sữa không thì sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt.

Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như 1 bát cháo nhỏ, sú, lát bánh mì hoặc các loại bánh quy là tốt nhất.

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!