'Thật không ngờ, tôi chỉ mới đượcchẩn đoán ung thư vòm họng chưa đầy 3 năm mà giờ đây mẹ tôi cũng phát hiện mắc căn bệnh này', đó là lời chia sẻ của anh Zhang Nan (51, tuổi, sống tại thành phố Chu San, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) khi hay tin mẹ bị bệnh.
Theo thông tin từ 'Đài tiếng nói thành phố Chiết Giang', 7 năm về trước anh Zhang Nan bỗng cảm thấy ngạt mũi, đau đầu, nghĩ mình bị cảm lạnh thông thường nên anh không mấy để tâm đến nó. Sau đó, những triệu chứng này tiếp tục kéo dài hơn một năm mà không thuyên giảm, anh cảm thấy có điều gì đó không ổn nên đã đến khoa Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Đại học Ninh Ba để khám và bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô vòm họng.
Zhang Nan được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn, lúc này khối u đã xâm lấn vào xương nền sọ, được sự động viên của bác sĩ, người thân, bạn bè, anh đã thực hiện xạ trị và hóa trị, sau 3 năm điều trị, các chỉ số đều ổn định, anh chỉ cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra cơ thể là được.
Những tưởng cuộc sống của anh Zhang có thể yên ổn trở lại nhưng không may, một lần nữa bệnh ung thư lại tìm đến. Đầu năm 2016, mẹ anh đột nhiên bị giảm thính lực kèm theo cảm giác khó chịu ở tai phải. Anh đưa mẹ đến Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện mình từng điều trị để thăm khám, kết quả cho thấy mẹ anh Zhang cũng mắc căn bệnh ung thư biểu mô vòng họng.
Kết quả này khiến anh rất sốc và tự đặt rất nhiều câu hỏi về nguyên nhân gây bệnh. May mắn thay, mẹ anh được phát hiện ung thư sớm nên quá trình điều trị diễn ra tương đối suôn sẻ.
Hai mẹ con lần lượt mắc bệnh ung thư vòm họng, bác sĩ cảnh báo 1 món ăn cần bỏ ngay
Theo bác sĩ Xu Zhengyang (công tác tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Ninh Ba): Bệnh ung thư biểu mô vòm họng là một trong những khối u ác tính phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới, bệnh nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm thì tiên lượng người bệnh tương đối cao.
Bệnh ung thư biểu mô vòm họng là một trong những khối u ác tính phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi từ 40 đến 60.
Cũng theo bác sĩ Xu Zhengyang, nguyên nhân khiến 2 mẹ con anh Zhang cùng mắc cùng một loại ung thư rất có thể đến từ sở thích ăn món cá muối của họ.
Ướp muối là một phương pháp truyền thống để bảo quản thực phẩm, đặc biệt thường được sử dụng ở các nước Đông Nam Á. Trong quá trình được bảo quản bằng muối, thực phẩm có thể sản sinh ra các độc tố gây ung thư, trong đó món cá muối đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, cùng nhóm với các loại thịt đã qua chế biến. Thay vì ăn cá muối, các bác sĩ khuyên nên lựa chọn cá hoặc hải sản tươi sống như tôm, trai hoặc mực thay thế.
Món cá muối đã được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1, cùng nhóm với các loại thịt đã qua chế biến.
Vậy chúng ta nên sử dụng loại thực phẩm nào để chống lại ung thư?
1. Trái cây, rau quả
Tờ Cancer Council cho biết, một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột hiệu quả. Ngoài ra, ăn 5 phần trái cây và rau mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thực quản, phổi và một số dạng ung thư miệng và cổ họng.
2. Tỏi
Tỏi không chỉ làm gia tăng thêm hương vị cho các bữa ăn mà còn có khả năng chống chất gây ung thư. Theo nghiên cứu của Hội đồng Ung thư Australia, các loại rau có hàm lượng allium cao (như hành tây, tỏi và hẹ tây) làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Có bằng chứng chắc chắn rằng ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp bảo vệ cơ thể ung thư đại trực tràng. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và bao gồm gạo lứt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hạt diêm mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Ngoài việc bảo vệ chống lại một số loại ung thư, chúng cũng được biết là cải thiện tiêu hóa và giảm mức cholesterol.
4. Củ cà rốt
Nghiên cứu cho thấy củ cà rốt có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa, cà rốt cũng giàu chất xơ, có thể giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn và giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột.
(Nguồn: Ettoday, Aetnainternational)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!