1. Rèn luyện kĩ năng cần thiết khi con còn nhỏ
Các bậc phụ huynh thường bảo bọc con quá kĩ, nhưng điều này sẽ khiến trẻ trở nên ỉ lại và đánh mất khả năng độc lập, đặc biệt khi đến tuổi đi nhà trẻ. Nếu bố mẹ biết cách khích lệ con, trẻ sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm khi tự đi ngủ, tự ra quyết định, tự làm bài tập về nhà mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn…
Để làm được điều này, bố mẹ hãy trang bị cho con những hiểu biết cơ bản và kỹ năng sinh hoạt thường ngày như rửa tay, đánh răng, thay quần áo…Bố mẹ cần nói và thực hành trước để con biết điều gì được phép và không được phép làm, cho con tự chơi nhưng luôn dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.
Khi chuẩn bị cho bé đi học, bố mẹ hãy đưa con đến lớp để chuẩn bị tâm lý, hỏi xem con có những lo lắng gì rồi cùng con đưa ra giải pháp. Để bé thêm hứng thú, cha mẹ có thể cùng con thực hành việc đến trường như dậy sớm, chuẩn bị đồ ăn trưa và cùng đi học.
Bên cạnh đó, hãy tạo ra khoảng thời gian thư giãn chung như dã ngoại cuối tuần, xem chương trình TV yêu thích, đọc sách truyện cho các con… giúp củng cố sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
2. Lắng nghe con trong giai đoạn dậy thì
Dậy thì là giai đoạn khó khăn với trẻ, bố mẹ hãy giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đây là thời điểm cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là chiều cao. Bố mẹ cần hiểu rằng:
- Những thay đổi về thể chất là do hoóc-môn trong cơ thể. Các tuyến nội tiết tố sản sinh các hoóc-môn trong đó có hoóc-môn tăng trưởng, gây ra các biến đổi trên cơ thể trẻ, nhất là chiều cao. Lúc này chiều cao của trẻ em được phát triển mạnh mẽ nhất. Để tăng cường chiều cao cho con, bố mẹ nên chọn thời điểm này, tận dụng giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của con mình.
- Các thay đổi trong hoóc-môn/thể chất này cũng làm cho tâm lý, cảm xúc của trẻ biến đổi hoàn toàn.
- Thực tế, bố mẹ nên cùng với con trao đổi về sự thay đổi mạnh mẽ này trước khi tuổi vị thành niên bắt đầu. Hãy nói với con mình rằng sự biến đổi trên cơ thể này là hoàn toàn bình thường và là 1 phần của quá trình phát triển. Khuyến khích trẻ tự tin tâm sự với bố mẹ những thay đổi về tâm sinh lý của trẻ.
3. Quan tâm tới dinh dưỡng và sự phát triển thể chất của con
Mặc dù gen đóng vai trò nhất định tới chiều cao nhưng bố mẹ thấp không có nghĩa là con cái sinh ra cũng sẽ có chiều cao tương tự.Trẻ có thể cải thiện chiều cao so với cha mẹ bởi cơ chế tăng chiều cao liên quan mật thiết đến hoóc-môn tăng trưởng, môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Để con phát triển hết tiềm năng về thể chất, đặc biệt là chiều cao, bố mẹ cần định hướng tốt cho con:
- Tránh dùng café và các chất gây nghiện, không hút thuốc lá. Một nghiên cứu của trường Đại học Columbiacho thấy: 'Những đứa trẻ hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với người hút thuốc đều thấp hơn so với trẻ cùng trang lứa không sử dụng hay tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá'.
- Ngủ đủ giấc: Trẻ em ở độ tuổi thiếu niên cần ngủ từ 8,5 giờ đến 11 giờ/ngày để hoóc-môn tăng trưởng được sản sinh tự nhiên trong giấc ngủ, do đó bố mẹ không nên tạo ra tiếng ồn hay ánh sáng khi trẻ ngủ.
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh:
+ Khuyến khích con ăn đủ 3 bữa/ngày, bổ sung các bữa phụ (sau bữa sáng và trước bữa trưa, sau bữa trưa và trước bữa tối). Sử dụng thực phẩm tươi ngon, đa dạng, không dùng đồ hộp, thức ăn nhanh.
+ Trong đó, bổ sung đủ canxi (trong sữa và các chế phẩm từ sữa, từ rau quả tươi) giúp xương phát triển, chống lại bệnh loãng xương; vitamin D (ánh nắng mặt trời, cá, nấm,…) thúc đẩy hệ xương và cơ phát triển. Protein (trong thịt, trứng, các loại đậu) và kẽm (trong hàu, sô cô la, lạc, trứng, đậu Hà Lan, măng tây…) để đáp ứng các nhu cầu cho cơ thể tăng trưởng.
+ Sử dụng thêm thực phẩm bổ sung giúp thúc đẩy chiều cao cho con.
(Ảnh minh họa: Internet)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!