Cấp cứu vì xơ gan
Anh Đỗ Văn H. 34 tuổi, Hoà Bình được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Theo lời vợ của anh H., anh bị xơ gan giai đoạn cuối. Cách đây 4 năm anh H. thấy vàng da, vàng mắt nên đi kiểm tra bác sĩ cho biết anh bị xơ gian giai đoạn 2. Trong suốt thời gian đó, dù anh H. có bỏ rượu được phần nào nhưng xơ gan vẫn tiến triển.
Anh H. có tiền sử uống rượu từ khi 16 tuổi sau 14 năm anh phát hiện bị xơ gan.
Suốt 4 năm qua, gia đình anh liên tục phải đưa anh đi cấp cứu vì xơ gan. Bác sĩ kết luận anh bị xơ gan và gan không thể phục hồi được phải có sự hỗ trợ của lọc máu từ bên ngoài.
Xơ gan có thể do rượu và do vi rút viêm gan gây ra. Tuy nhiên, theo thống kê của khoa tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai 70% xơ gan hiện nay do bia rượu.
Các dấu hiệu của xơ gan.
Xơ gan có nhiều giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn có một biểu hiện. Thông thường, giai đoạn sớm người bệnh thường dễ bị bỏ qua, khi phát hiện thì xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn muộn.
Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Năng, Bệnh viện Medlatec, xơ gan giai đoạn 1 hay còn gọi là giai đoạn xơ gan cấp độ 1. Ở giai đoạn này, gan bắt đầu bị tổn thương nhẹ, tuy nhiên các dấu hiệu bệnh lý thường không xuất hiện rõ ràng hoặc khiến người bệnh dễ lầm tưởng đó là dấu hiệu của các bệnh khác.
Các triệu chứng gặp phải thường là giảm cân, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng này khiến người bệnh không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bác sĩ Năng cho biết ở giai đoạn 2, triệu chứng rõ rệt nhất của người bệnh là hiện tượng vàng da do các tế bào gan đã bị suy yếu đáng kể. Các mô xơ được hình thành nhiều khiến chức năng gan suy giảm, lượng chất độc trong người tồn đọng ngày một nhiều khiến cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi rõ rệt do các cơ quan khác cũng bị rối loạn do độc tố tích tụ trong người.
Sang đến giai đoạn 3, các triệu chứng của bệnh đã thể hiện rõ rệt. Ở giai đoạn này, chức năng gan bị rối loạn do số lượng các tế bào gan bị tổn thương rất lớn.
Các tế bào gan còn lại sẽ phải hoạt động nhiều hơn để lọc thải chất độc cho cơ thể nhưng vẫn không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu. Cơ thể người bệnh thường có dấu hiệu phù nề, vàng da rõ rệt và cảm thấy đau mỏi toàn thân. Lúc này người bệnh mới đi khám và phát hiện bệnh thì đã muộn, việc đưa ra phác đồ điều trị bệnh lúc này rất khó khăn.
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối, lúc này gan đã mất đi hoàn toàn chức năng của nó. Do đó, bệnh sẽ chuyển biến xấu rất nhanh. Các phương pháp chữa trị cho giai đoạn F4 chỉ là bám sát tình hình sức khỏe của người bệnh và điều trị những biến chứng của bệnh xơ gan.
Xơ gan sống được bao lâu
Khi bị xơ gan khiến chức năng hoạt động của gan bị ảnh hưởng, gan không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, đặc biệt là xơ gan nặng. Người bị xơ gan nặng còn có các độc tố có hại ở ruột như khí ammoniac (NH3)... các khí này không được đẩy ra ngoài nên đi vào trong máu, theo máu lên não và tích tụ tại đây gây ra bệnh não - gan.
Triệu chứng của bệnh não - gan là rối loạn tri giác, người bệnh bị lẫn lộn, không minh mẫn rồi hôn mê gan và có thể tử vong rất nhanh.Suy thận do biến chứng xơ gan sẽ đi tiểu ít dần và lâu ngày không thể đi tiểu được nữa. Đây gọi là hội chứng gan - thận. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Ngoài ra, người bị xơ gan có nguy cơ bị ung thư gan rất cao.
Các biến chứng xơ gan
Khi mắc xơ gan sang giai đoạn 3, giai đoạn 4 thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa của bệnh nhân, điều kiện sinh sống và làm việc, thái độ sống tích cực của bệnh nhân cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp kéo dài sự sống.
Theo ghi nhận, các bệnh nhân xơ gan giai đoạn 3 có thể sống thêm từ 6 đến 10 năm. Đặc biệt, nếu tìm được người hiến gan phù hợp và ghép gan thành công thì người bệnh có thể phục hồi lá gan của mình một cách kỳ diệu. Còn giai đoạn 4 chỉ điều trị được biến chứng cho bệnh nhân.
Theo các bác sỹ thì với người bệnh bị xơ gan, đặc biệt là xơ gan giai đoạn 3 thì việc điều trị cần rất nhiều thời gian. Do đó, người bệnh cần xác định tâm lý vững vàng rằng mình sẽ phải đối đầu với một căn bệnh nan ý để từ đó người bệnh có tinh thần thoải mái giúp cho bản thân cũng như các bác sỹ sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị.
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng là một điều hết sức quan trọng. Các bệnh nhân mắc xơ gan thường là những người có lối sống không lành mạnh như sử dụng nhiều đồ uống có cồn, chế độ ăn không phù dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ xơ gan.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!