Giao mùa là thời điểm nhạy cảm con người đặc biệt là trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Các bệnh thông thường không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng kéo dài và gây khó chịu cho bé. Dưới đây là các triệu chứng của các bệnh về tai mũi họng thường gặp và một số cách phòng tránh.
1. Viêm phế quản
Trẻ mắc viêm phế quản là do virus xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh. Mầm bệnh có thể từ cộng đồng, đồ chơi của trẻ nhỏ hay do môi trường thiếu vệ sinh. Triệu chứng đầu tiên của viêm phế quản đó chính là ho, ho có đờm trong, xanh hoặc vàng. Đi kèm với ho có thể sốt cao hoặc vừa, người ớn lạnh, thở khò khè, nước mũi chảy tùm lum, người khó chịu dẫn đến biếng ăn và bỏ ăn.
Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa.....
2. Viêm đường hô hấp
Giao mùa là thời điểm thời tiết thay đổi liên tục chính vì thế mà tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh viêm đường hô hấp.
Viêm đường hô hấp có thể chia làm 2 loại:
Viêm đường hô hấp trên: thường là viêm tai giữa, viêm mũi - họng, viêm amidan, ho và cảm lạnh. Các bệnh về đường hô hấp trên thường diễn biến trong vòng vài ngày. Trẻ thường bị sốt cao, ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, lạc giọng, mất giọng. Trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn và quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới: thường là viêm thanh quản, khí quản, phổi, phế quản, tiểu phế quản. Biểu hiện thường gặp là khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị trướng bụng, da xanh tái....
Bệnh gây khó chịu cho cơ thể của bé, để lâu có thể biến chứng thành các bệnh mãn tính khó chữa, thậm trí có thể gây tử vong.
3. Cảm cúm
Giao mùa có nhiệt độ nóng lạnh thất thường, cơ thể trẻ nhỏ còn yếu sẽ khó thích nghi với điều đó nên dễ mắc cảm cúm. Cảm cúm gây mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở. Người sốt nhẹ, nước mũi chảy nhiều.
Cảm cúm là bệnh phổ biến và có lẽ ai cũng từng mắc. Tuy nhiên, cơ thể trẻ nhỏ sức chịu đựng yếu nếu cảm cúm trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược. Cần điều trị cho trẻ kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
4. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng là bệnh mà trẻ dễ mắc trong thời điểm giao mùa. Cũng như các bệnh về tai mũi họng nói chung, viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, thậm trí là ù tai.
Viêm mũi dị ứng để lâu có thể biến chứng thành các bệnh hen suyễn, hen phế quản, viêm amidan...
Các giải pháp tăng sức đề kháng giảm thiểu các bệnh về tai mũi họng nói chung cho trẻ
Những lưu ý khi sử dụng máy khí dung cho trẻ
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Tại sao thuốc Panadol lại được sử dụng khi điều trị cảm cúm?
Bài thuốc trị ho bằng lá húng chanh và đường phèn cực hiệu quả
Cha mẹ thường mắc sai lầm gì khi cho trẻ uống si-rô ho?
Tạo môi trường trong lành, vệ sinh cho trẻ chơi. Đồ chơi của trẻ nên được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Cho trẻ chơi ở môi trường trong lành bên ngoài để trẻ có thể tiếp xúc với ánh sáng, không khí tự nhiên tạo sức đề kháng tốt hơn.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường đông người vì ở đó có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại mầm bệnh.
Tăng cường dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất cho mỗi bữa ăn của trẻ để tạo sự miễn dịch.
Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng để ngừa khuẩn
- Không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn lạnh như kem, uống nước đá để tránh bị ho và viêm họng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!