Thời tiết chuyển mùa: Người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp rắc rối với 4 vấn đề sức khỏe này

Cần biết - 11/24/2024

Thời điểm chuyển mùa từ hè sang thu, thời tiết thay đổi thất thường khiến cho cơ thể chúng ta không kịp thích ứng vì vậy khả năng mắc bệnh rất cao, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Theo giới chuyên gia, vào thời điểm giao mùa từ mùa hè sang mùa thu, thời tiết và độ ẩm không khí luôn thay đổi và tình trạng hanh khô xuất hiện nhiều hơn. Mùa thu đến, cơ thể cũng phải liên tục thích nghi với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh và vô tình tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh.

Bên cạnh các căn bệnh thông thường như cảm cúm, đau mắt đỏ… thì bệnh về đường hô hấp rất phổ biến trong giai đoạn này. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội), thời tiết chuyển mùa lạnh, bệnh lý về hô hấp là hay gặp nhất, trong đó có 4 nhóm bệnh hay tái phát khi trời lạnh bao gồm: Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi.

Thời tiết chuyển mùa: Người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp rắc rối với 4 vấn đề sức khỏe này

Vậy nên, ngoài việc sinh hoạt lành mạnh thì bạn cũng nên hiểu rõ về những căn bệnh này để chủ động phòng tránh từ sớm.

1. Viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Do trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên có thể dẫn đường hô hấp trên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập.

Theo bác sĩ, viêm đường hô hấp trên dù là bệnh nhẹ nhưng vẫn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Dấu hiệu bệnh đó là sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Không chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.

Cách phòng tránh:

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.

- Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng.

- Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì.

2. Viêm đường hô hấp dưới

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là bất kỳ nhiễm trùng nào xảy ra trong phổi hoặc dưới thanh quản, bao gồm viêm phổi, viêm phế quản và bệnh lao. Người già và trẻ em là đối tượng dễ mắc phải vì sức đề kháng yếu thường bị tác động bởi môi trường bên ngoài.

Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.

Thời tiết chuyển mùa: Người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp rắc rối với 4 vấn đề sức khỏe này

Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi.

Cách phòng tránh:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Khi ra đường nên đeo khẩu trang để hạn chế hít phải nhiều bụi.

- Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Nhà cửa phải luôn thoáng mát, sạch sẽ. Những gia đình dùng bếp than cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa hít phải khí độc do than khi đốt cháy thải ra. Những gia đình dùng bếp củi, rơm, rạ nên dùng loại bếp ít khói.

- Giữ cơ thể ấm về mùa đông, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

- Khi không cần thiết thì không nên cho trẻ đi ra ngoài trời lúc sáng sớm và đêm khuya, vì lúc đó thường lạnh.

3. Viêm phế quản

Theo bác sĩ, viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Đây là căn bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em dễ mắc hơn).

Dấu hiệu của bệnh thường là khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm.

Cách phòng tránh:

- Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều dẫn đến nhiễm lạnh.

- Những hôm trời lạnh, ẩm ướt, gió nhiều, nên hạn chế tối đa việc đi ra khỏi nhà. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng.

- Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

4. Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản

Với những người bị bệnh mạn tính, bệnh viêm phổi, viêm phế quản có sức đề kháng của cơ thể giảm, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính.

Một số người mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi.

Thời tiết chuyển mùa: Người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp rắc rối với 4 vấn đề sức khỏe này

Những người bị bệnh mạn tính bệnh viêm phổi, viêm phế quản nếu sức đề kháng giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi.

Cách phòng tránh:

- Khi người bệnh có dấu hiệu bị viêm phổi, viêm phế quản cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân.

- Đối với người mắc viêm phổi cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn.

- Những người bị bệnh trên không nên làm việc quá sức. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh bất kể mùa nào trong năm. Không bất chợt ra nơi lộng gió và không tắm nước lạnh nhất là khi người đang ra mồ hôi nhiều.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!