Người già ăn nhiều dễ bị tắc ruột
Canh măng là một trong những món ăn truyền thống của dân tộc, được rất nhiều người yêu thích trong những ngày Tết. Món ăn này dễ ăn đối với tất cả mọi người, nhưng khi ăn nhiều lại không tốt.
Theo Ths.BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng lâm sàng về bản chất măng khô không có giá trị dinh dưỡng, chủ yếu là chất xơ không hòa tan.
Măng là món ăn có nhiều chất xơ không tan vì vậy trẻ em người già không nên món canh này nhiều. Bác sĩ đã từng gặp những trường hợp người lớn tuổi ăn nhiều canh măng đã xảy ra tình trạng tắc ruột do bã thức ăn.
'Do người lớn tuổi hệ thống tiêu hóa kém, nhu động ruột giảm, dịch tiêu hóa giảm, người già ít hoạt động nên tăng nguy cơ bị táo bón. Chất xơ trong măng không thể hòa tan khi người lớn tuổi ăn nhiều sẽ tạo thành cục bã thức ăn gây tắc ruột.
Còn đối với trẻ em ăn canh măng chỉ giải quyết được vấn đề khẩu vị còn giá trị dinh dưỡng không cao. Nên cho trẻ nhỏ ăn canh nấu từ rau xanh sẽ tốt hơn, đặc biệt là một số loại rau có chất xơ hòa', bác sĩ Tường Vi nói.
Canh măng chỉ nên ăn thưởng thức không nên ăn quá nhiều.
Người mắc bệnh chuyển hóa, mãn tính cần lưu ý
Khi măng khô được chế biến kết hợp với các thực phẩm khác trở thành món ăn hấp dẫn, ăn ngon miệng. Trong những ngày Tết măng khô thường được ninh cùng với chân giò.
Ăn món ăn có độ dai giòn nhất định và tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Móng chân giò có chứa nhiều chất béo no và cholesterol.
Bác sĩ Tường Vi lưu ý: 'Đây là món ăn có chứa nhiều năng lượng (chất béo) vì vậy người có bệnh mãn tính không lây, cao huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý gan không nên ăn nhiều'.
Chống chỉ định với người bị viêm loét dạ dày
Theo bác sĩ Tường Vi món canh măng rất ngon và hấp dẫn nhưng không phù hợp cho những trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Do chất xơ trong măng cọ xát vào trong thành dạ dày nhất là những điểm bị loét khiến cho người bệnh đau, khó chịu.
Đối với người có bệnh lý viêm loét dạ dày nên ăn các loại chất xơ hòa tan có trong các loại rau mùng tơi, rau đay, ruột non, rau mềm.
Do món canh măng được chế biến khá cầu kỳ và mất công vì vậy, trong những ngày Tết nhà nào cũng nấu một nồi canh mang để ăn dần. Tuy nhiên, chỉ nên nấu canh với lượng vừa phải và không để lưu cữu quá lâu trong tủ lạnh dễ bị tạp khuẩn.
Khi ăn canh măng chỉ nên lấy một lượng vừa đủ nấu sôi kỹ mới ăn. Nếu ăn không hết nên đổ bỏ không nên đổ trở lại nồi.
Bác sĩ Tường Vi khuyến cáo để sử dụng măng khô an toàn đề phòng có tẩm ướp hóa chất cần lưu ý những điều sau:
Trước khi chế biến măng nên ngâm khoảng 5 ngày với măng lứa và 1 tuần với măng lưỡi lợn. Trong quá trình ngâm thay nước liên tục nếu có chất bảo quản sẽ hòa tan trong nước.
Măng sau khi ngâm nên xé nhỏ hoặc thái nhỏ luộc nước sôi mở vung để bốc hơi bay đi chất cyanide có trong măng có thể gây ra ngộ độc.
Để giảm đi chất béo có trong món canh măng bác sĩ Tường Vi khuyên nên ninh măng với sườn. Chúng ta vẫn có thể thưởng thức được món ăn truyền thống nhưng lượng chất béo sẽ ít hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!