Táo bón làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Khi đầy hơi, bạn sẽ muốn được giải thoát nhanh chóng. Bạn có thể dùng các cách chữa táo bón tại nhà sau.
Táo bón xuất hiện khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần. Đó có thể là táo bón mạn tính hoặc thỉnh thoảng xuất hiện. Một vài triệu chứng bao gồm:
- Phân cứng
- Cảm giác khó đi đại tiện
- Cần được hỗ trợ làm sạch trực tràng
- Đau bụng
- Nôn mửa và đầy hơi
Sử dụng phương pháp thảo dược
Phương pháp chữa trị táo bón bằng thảo dược rất nhiều. Thực tế, các loại thuốc nhuận trường đều chứa thảo dược. Các loại thuốc này đều chứa anthraqione hoặc các chất có khả năng kích thích ruột. Chúng sẽ đưa chất lỏng vào kết tràng và tăng nhu động. Peristalsis là sự co thắt của ruột giúp di chuyển chất từ kết tràng đến trực tràng. Vì vậy, hãy bổ sung chất xơ và nước khi bị táo bón.
- Cascara sagrada
Đây là loại thuốc nhuận trường phổ biến chiết xuất từ cây thảo dược buckthorn. Chúng hoạt động bằng cách kích thích kết tràng đủ để thúc đẩy chuyển động của ruột. Sự dụng thuốc thời gian ngắn sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên chúng có thể gây đau bụng hay mất cân bằng điện giải. Sử dụng lâu ngày sẽ làm tổn thương gan từ nhẹ đến nặng và gây suy gan cấp tính.
- Psyllium
Psyllium thuộc dòng chuối già, chúng là thuốc nhuận trường dạng sợi tự nhiên giúp tạo phân. Psyllium dùng để trị táo bón kinh niên và có thể kết hợp với các loại thuốc khác bao gồm tự nhiên và nhân tạo. Chúng còn gây tác dụng phụ như:
- Dị ứng
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Rhubarb (cây đại hoàng)
Rhubarb thường có trong bánh, tuy nhiên chúng có thể chữa trị cả táo bón. Rhubarb giúp nhuận trường, song một nghiên cứu cho rằng chúng có thể trị cả đại tiện lỏng vì hàm lượng tannin của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng chúng để chữa trị táo bón thời gian ngắn.
- Senna (phan tả diệp)
Senna dùng để trị táo bón và làm sạch ruột trước khi thực hiện các phương pháp y khoa. Củ có vẻ tốt hơn lá. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng chúng trong thời gian ngắn và được kê đơn. Thuốc viên senna giúp chống táo bón và có thể mua tại các nhà thuốc. Mặc dù vậy, sử dụng với liều cao và thời gian dài có thể gây tổn thương gan.
- Slippery elm (cây du trơn)
Loại thảo dược này giúp trị táo bón từ lâu đời. Chúng kích thích các dây thần kinh trong dạ dày–ruột non, giúp sản sinh dịch nhày và trị táo bón hiệu quả. Một vài nghiên cứu đã đưa ra tác dụng phụ của chúng. Slippery elm chứa các dịch nhầy, bao phủ dạ dày–ruột non, ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thuốc nếu dùng kết hợp với nhau.
Những biện pháp khác
Có rất nhiều loại thảo dược không trực tiếp trị táo bón nhưng vẫn giúp ruột chuyển động dễ ràng và làm giảm các triệu chứng bệnh. Chẳng hạn, trà bạc hà giúp giảm nôn mửa và đầy hơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các loại rau củ quả quen thuộc như chuối tiêu, khoai lang luộc, bưởi, rau mùng tơi, rau đay…
Và hãy nhớ rằng, cách tốt nhất để trị táo bón là ăn nhiều chất xơ. Bạn nên thâm ngũ cốc và rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày của bạn.
Khi nào nên khám bác sĩ?
Nếu thỉnh thoảng mới bị táo bón, bạn chỉ cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng, hãy khám bác sĩ:
- Chuột rút đột ngột và không thể xì hơi
- Máu trong phân
- Đau trực tràng
- Đau bụng và đầy hơi
- Sụt cân đột ngột
- Táo bón và tiêu chảy luân phiên
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thảo dược trị táo bón, đặc biệt nếu bạn mang thai hay cho con bú. Trẻ em nên được giám sát bởi chuyên gia chăm sóc khi táo bón tái phát.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử
- Những điều cần tránh khi bị táo bón
- Cách ngăn ngừa táo bón hữu hiệu ở con trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!