5 điều cần nhớ giúp tạo thói quen ngủ lành mạnh cho con

Gia đình và thai kỳ - 04/29/2024

Giấc ngủ sẽ là khoảng thời gian quan trọng để con bạn nghỉ ngơi. Tham khảo những phương pháp từ Hello Bacsi để giúp bé phát triển thói quen ngủ lành mạnh.

Giấc ngủ sẽ là khoảng thời gian quan trọng để con bạn nghỉ ngơi. Bạn có thể tham khảo những phương pháp sau nhằm giúp bé phát triển thói quen ngủ lành mạnh ngay khi còn nhỏ.

1. Hãy cho bé ngủ trên giường

Trong một vài tháng đầu, bạn có thể để bé ăn uống rồi ngủ thiếp đi trong vòng tay mình. Có thể bạn sẽ thích sự gần gũi gắn kết này với con mình, nhưng điều này có thể trở thành cách duy nhất có thể ru bé ngủ. Khi con bạn thức dậy vào nửa đêm, bé sẽ rất khó có thể ngủ lại trừ khi được cho ăn, ôm ấp và lại ngủ trong vòng tay bạn. Để tránh trường hợp trên, hãy đặt bé con của bạn vào giường trong khi bé còn đang lơ mơ nhưng vẫn tỉnh táo. Nếu bé tự chìm vào giấc ngủ khi đang ở trên giường mà không cần đến sự trợ giúp, bé sẽ có thể tự động ngủ trở lại nếu lỡ tỉnh dậy vào giữa đêm khuya.

2. Không phải lúc nào bé cựa quậy giữa đêm cũng tức là bé cảm thấy khó chịu

Bạn cần luôn ghi nhớ rằng khi con bạn cựa quậy giữa đêm khuya, không hẳn là bé đang trong trạng thái khó chịu. Trẻ sơ sinh thường khóc và nhúc nhích khi phải bước vào các chu kỳ ngủ khác nhau. Bạn có thể thường nhầm lẫn việc bé cựa quậy là một dấu hiệu của việc bé thức dậy, và thế là bạn bắt đầu cho bé ăn vào những lúc không cần thiết. Thay vào đó, hãy chờ khoảng vài phút để xác định xem là bé có ngủ trở lại được hay không. Nếu không, hãy xem xét xem bạn có thể làm gì để bé trở lại với giấc ngủ.

3. Hãy chú ý tới những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn đi ngủ

Bạn cần chú ý tới những dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã mệt mỏi, chẳng hạn như lấy tay dụi mắt, ngáp, nhìn xa xăm và đờ dẫn hay tỏ vẻ khó chịu. Đừng đợi tới khi bé kiệt sức mới đưa bé vào giường. Một em bé quá mệt mỏi cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình ru ngủ, vậy nên bạn cần chú ý xem chừng và đưa bé đi ngủ ngay trước khi bé trở nên cáu bẳn và khó chịu do quá mệt mỏi.

4. Tách biệt giờ ăn và giờ ngủ

Hãy tách biệt việc ăn với việc ngủ: đừng để bé ngủ thiếp đi ngay khi bạn đang cho bé ăn hay đang ru ngủ bé. Bạn cần phải để bé tự học cách ru ngủ bản thân mình mà không cần trợ giúp từ bên ngoài. Bé có thể ăn một chút, chợp mắt một chút và lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Nếu bé cứ ngủ thiếp đi trong khi bạn đang cố gắng cho bé ăn, hãy dừng lại và cho bé vào giường ngủ.

5. Hãy giúp bé phân biệt ngày và đêm

Hãy giúp bé phân biệt rạch ròi ngày và đêm. Ngay từ đầu, hãy dạy cho bé biết rằng: “Đêm là khi con nghỉ ngơi và ban ngày mới là lúc mà con chơi đùa. Vào ban ngày, hãy luôn giữ cho bé được tỉnh táo bằng cách liên tục chơi đùa cùng con và hãy cố giữ cho bé không chìm vào giấc ngủ ngay giữa những bữa ăn vào ban ngày. Khi trời bên ngoài đã tối, hãy cho bé ăn trong một căn phòng ít sáng và chú ý không tạo ra những cử động quá ồn ào. Dần dà bé có thể học được rằng ban ngày thì để chơi đùa còn ban đêm thì không và tập được thói quen đi ngủ ngay khi trời tối.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Tư thế ngủ nào an toàn nhất cho trẻ sơ sinh

8 mẹo đơn giản giúp bé ngủ ngon

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!