Không có thuốc, dược phẩm, thảo dược hoặc một phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm cơn quấy khóc của bé, đôi khi một vài cách còn làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy vậy vẫn có một vài chiến lược có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này, ít nhất là trong một lúc nào đó. Bạn nên thực hiện cố định một cách trong một khoảng thời gian và thử mỗi cách đều như nhau trước khi thử đến một cách khác. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn giải quyết cơn quấy khóc của trẻ:
Phản ứng lại với bé
Khóc là cách duy nhất bé sử dụng để kiểm soát mọi thứ. Bé khóc để giao tiếp và khóc khi tin rằng sẽ có người đáp trả tiếng khóc của bé. Nếu bạn thường xuyên không phản hồi lại bé, bé không những sẽ cảm thấy bất lực mà còn thấy mình không có giá trị.
Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những bé nhận được sự phản ứng lại của bố mẹ thường xuyên và kịp thời từ lúc còn là trẻ sơ sinh sẽ ít khóc hơn khi bé bắt đầu tập đi. Bé khóc càng lâu thì bạn sẽ càng mất nhiều thời gian để làm bé nín. Dĩ nhiên là bạn không thể luôn luôn bỏ mọi thứ để chạy đến trả lời lúc bé gọi, chẳng hạn như khi bạn đang tắm giữa chừng, đang làm mì ráo nước hoặc ra mở cửa. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể để bé khóc trong một lát – miễn là bé không gặp vấn đề gì trong lúc đợi bạn thôi. Để bé nghỉ từ 10 – 15 phút trong cơn quấy khóc sẽ không làm tổn thương bé, chỉ cần bé đang ở một nơi an toàn.
Đối với trường hợp đặc biệt không thể làm bé nín, các chuyên gia đề xuất bạn tạo ra một thói quen hằng ngày là để cho trẻ khóc trong vòng 10 – 15 phút ở một nơi an toàn như cũi của bé, sau đó bế bé lên và dỗ dành trong khoảng 15 phút nữa, sau đó đặt bé xuống và lặp lại. Đừng lo lắng rằng bạn sẽ khiến bé ỷ lại bằng việc luôn kịp thời đáp ứng bé. Sự quan tâm của bạn không làm tăng sự phụ thuộc của bé. Trên thực tế, có một sự đối nghịch lại khá đúng: những em bé luôn luôn được đáp ứng nhu cầu một cách dễ dàng thường sẽ tự lập và ít đòi hỏi hơn.
Kiểm tra tại sao bé lại khóc
Trước khi cho rằng bé khóc chỉ vì bé… muốn khóc, hãy xác định liệu có nguyên nhân đơn giản nào gây ra điều này và có thể giải quyết được hay không. Nếu khóc do đói, hãy cho bé bú mẹ hoặc bú sữa bình, nhưng đừng cho rằng lúc nào cũng được dùng thức ăn để dỗ bé nín. Bạn chỉ nên cho bé ăn ngay khi bé có nhu cầu thật sự. Nếu bạn nghi ngờ bé mệt, hãy thử ru ngủ bé – trên tay bạn, trong xe đẩy hoặc trong nôi. Nếu bé tè ướt tã có thể dẫn đến khóc nhiều hơn, hãy thay tã cho bé. Nếu thân nhiệt bé quá nóng, hãy cởi bớt một hoặc hai lớp quần áo, mở cửa sổ ra hoặc bật quạt, máy lạnh. Nếu bé lạnh, hãy mặc thêm vài lớp quần áo hoặc bật lò sưởi cho bé. Nếu bé bắt đầu khóc lên khi bạn cởi quần áo ra để tắm rửa, hãy nhanh chóng phủ lên người bé một chiếc khăn tắm hoặc một tấm chăn. Nếu bạn nghĩ việc bé ở cùng một tư thế trong thời gian quá lâu có thể gây khó chịu, hãy thử đặt bé ở tư thế mới. Nếu bé đã nhìn chăm chú vào một góc nào đó trong khoảng nửa giờ đồng hồ, hãy thử thay đổi góc nhìn khác cho bé. Nếu bạn đã ở trong nhà suốt cả ngày, hãy đưa bé ra ngoài nếu thời tiết đẹp.
Gần gũi với bé
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những em bé được bế trên tay hay địu trong nôi ít nhất 3 tiếng mỗi ngày sẽ ít khóc hơn những trẻ không được bế thường xuyên. Việc bế bé không những cho bé niềm vui thích vì được gần gũi với bạn mà còn giúp bạn hòa hợp tốt hơn với nhu cầu của bé.
Quấn tã cho bé
Việc được bao bọc chặt lại thường rất thoải mái đối với vài trẻ sơ sinh nhỏ, ít nhất là trong lúc quấy khóc. Tuy nhiên, một số bé khác lại không thích; cách duy nhất để bạn biết việc quấn tã có hợp với con mình hay không là thử quấn tã khi bé bắt đầu khóc vào lần tiếp theo.
Ôm ấp, âu yếm bé
Giống như quấn tã, việc ôm ấp nâng niu sẽ tạo cho bé cảm giác được bảo vệ. Hãy bế bé sát với ngực, ôm bé bằng cánh tay bạn. Tuy vậy một số bé sẽ thích được cử động tự do hơn và sẽ thấy cản trở nếu bị ôm chặt quá.
Tạo sự thoải mái cho bé
Bạn có thể làm bé thoải mái bằng nhiều cách khác nhau. Bên cạnh việc ôm ấp, mặc quần áo cho bé và âu yếm bé, hãy thử bất kỳ hoặc tất cả những điều sau đây:
- Đẩy bé đi lòng vòng trong nhà với xe đẩy, nôi tự động hoặc đơn giản là trên cánh tay bạn.
- Tắm nước ấm cho bé và tìm cách để bé thích được tắm.
- Hát. Hãy thử xem liệu có thể làm dịu bé bởi những lời hát ru mềm mại, bởi giai điệu vui vẻ hay giai điệu sôi động? Liệu giọng hát nhẹ nhàng, cao hay giọng sâu lắng, mạnh mẽ sẽ làm bé thích thú hơn?
- Âm thanh có nhịp điệu. Ví dự như, nhiều bé điềm tĩnh lại bởi tiếng vo ve của máy quạt, máy hút bụi, hoặc máy sấy quần áo, tiếng “suỵt” của ba mẹ hoặc tiếng ghi âm lại của âm thanh tự nhiên, chẳng hạn như tiếng sóng biển vỗ, tiếng gió thổi trên cây.
- Đối với những bé thích được vuốt ve thì việc mát-xa có thể rất hiệu quả để làm dịu cơn khóc.
Tạo một chút áp lực
Bạn có thể tạo chút áp lực vào dạ dày bé. Hãy chọn bất cứ tư thế nào có thể tạo chút áp lực nhẹ lên bụng bé. Việc này có thể giảm bớt sự khó chịu đang làm bé khóc. Một số bé lại thích úp người thẳng đứng vào vai bạn, nhưng không thích áp lực trên bụng trong khi bạn vuốt ve, vỗ về lưng bé. Hoặc bạn có thể thử cách khác: nhẹ nhàng đẩy hai đầu gối bé cao lên đến dạ dày và giữ tư thế này khoảng 10 phút, sau đó thả ra và nhẹ nhàng duỗi thẳng chân; lặp lại như vậy vài lần.
Giữ trình tự nhất định
Với những bé đang phát triển theo một trình tự nhất định, hãy giữ đúng thời gian biểu hàng ngày (ăn, tắm, thay tã, ra ngoài, hay trình tự lúc đi ngủ) để có thể xoa dịu cơn khóc của bé. Nếu điều này có vẻ hiệu quả với trường hợp của con bạn, hãy kiên định với cả những phương pháp mà bạn dùng để làm dịu bé hoặc giảm tiếng khóc – đừng đi bộ trong một ngày, lái xe vòng vòng trong ngày tiếp theo và dùng nôi tự động vào ngày thứ ba. Khi bạn tìm ra điều gì thật sự hiệu quả với cơn khóc bé, hãy áp dụng cách đó mọi lúc.
Làm hài lòng bé bằng việc cho ngậm núm vú giả
Nhiều em bé cần ngậm vú vì thích hơn là vì bé đói. Vài bé thích được bạn cho ngón tay vào miệng bé (đặc biệt là ngón tay cái) để thưởng thức việc ngậm mút. Một số em bé khác lại thích ngón tay út, trong khi nhiều em bé thì lại thích núm vú giả,
Tìm không khí mới
Di chuyển sang một không gian hoặc môi trường mới lạ có thể thay đổi tâm tính của bé một cách diệu kỳ. Bạn có thể dẫn bé đi một chuyến trên xe ô tô, xe chở hoặc xe đẩy. Thậm chí khi trời bên ngoài đã tối, bé vẫn có thể bị xao lãng bằng sự nhấp nháy của ánh đèn đường và đèn xe. Sự chuyển động cũng sẽ giúp xoa dịu bé.
Kiểm soát lượng khí của bé
Nhiều em bé khó chịu vì nuốt khí. Em bé sẽ nuốt ít khí hơn nếu bé có khớp ngậm hợp lý trong khi bú sữa mẹ hoặc hơi thẳng đứng người khi bú bình. Hãy giúp bé ợ hơi thường xuyên trong khi cho bú để giải phóng lượng khí đã nuốt vào. Bạn nên giúp bé ợ hơi sau khi bú được 15 ml hoặc 30 ml sữa .
Hãy tạo sự giải trí
Trong vài tháng đầu, một vài bé thích ngồi và nhìn xem mọi thứ diễn ra, trong khi các bé khác khóc lóc hoang mang và chán nản vì bé có thể tự làm được quá ít điều. Hãy bế bé đi xung quanh và giải thích những công việc gì bạn đang làm, cố gắng tìm thêm đồ chơi và những vật dụng khác để bé nhìn ngắm và sau đó chơi với nó, điều này có thể làm bé trở nên bận rộn. Mặt khác, một bé quá phấn khích cũng có thể quấy khóc, vậy nên bạn phải biết khi nào cần dừng lại những trò đùa và bắt đầu làm cho bé yên tĩnh trở lại.
Làm tiêu hao sự phấn khích của bé
Một số bé có thể khóc khi bị kích động. Nếu bé quấy khóc, hãy hạn chế sự phấn khích, hạn chế người đến thăm và sự kích thích, đặc biệt là vào buổi tối hoặc chiều tối.
Kiểm tra chế độ ăn uống
Nhiều trường hợp bé có thể khóc vì đói. Việc bé không tăng cân phù hợp hoặc có dấu hiệu không phát triển có thể là nguyên nhân cốt lõi. Hãy thử cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé bú sữa bình, hãy hỏi bác sĩ liệu bé khóc có phải do bé dị ứng với sữa bột hay không. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, hãy xem xét lại chế độ ăn uống của mình vì rất có khả năng bé khóc vì nhạy cảm với một số thứ bạn ăn.
Kiểm tra với bác sĩ
Bạn nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng không có vấn đề sức khỏe nào là nguyên nhân khiến bé khóc. Hãy mô tả tiếng khóc của bé, thời gian kéo dài, cường độ, hình thức và bất kỳ sự thay đổi nào khác lạ cho bác sĩ – tất cả các khía cạnh này có thể là dấu hiệu của một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe nào đó.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè. Đặc biệt là mẹ, bà của bạn. Họ chắc chắn sẽ có những kinh nghiệm và lời khuyên phù hợp khi chăm bé.
Chờ đợi cơn khóc của bé qua đi
Thỉnh thoảng không có gì có thể làm bé nín ngoài việc đợi thời gian trôi qua. Những cơn quấy khóc của bé rồi cũng sẽ kết thúc – thường là khi bé được 3 tháng tuổi.
Bạn có thể quan tâm:
Khi nào quấy khóc trở thành hội chứng ở trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!