5 lời đồn sai sự thật về tiêm chủng

Gia đình và thai kỳ - 11/24/2024

Hầu hết những lo lắng về tiêm chủng đều vô căn cứ. Cùng Hello Bacsi giải đáp những lời đồn dưới đây ngăn cản bạn khỏi việc tiêm chủng miễn dịch cho bé. 

Hầu hết những lo lắng về tiêm chủng đều vô căn cứ. Đừng để những lời đồn dưới đây ngăn cản bạn khỏi việc tiêm chủng miễn dịch cho bé.

1. Tiêm chủng quá nhiều cùng một lúc không an toàn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm ngừa chỉ an toàn và hiệu quả khi tiêm nhiều loại cùng nhau. Có rất nhiều vắc xin kết hợp đã được sử dụng qua nhiều năm (MMR – vắc xin ngừa sởi, quai bị và rubella; DTaP – vắc xin bảo vệ trẻ chống bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà). Gần đây nhất, vắc xin Pediarix khi kết hợp vắc xin  chống bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, vắc xin chống bại liệt và vắc xin ngừa viêm gan B trong một mũi tiêm duy nhất đã được phép lưu hành và sử dụng bởi các bác sĩ. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phát triển những loại vắc xin tổ hợp an toàn để sử dụng trong tương lai gần. Đặc điểm tốt nhất của những vắc xin tổ hợp này là bạn sẽ tiêm ít mũi tiêm hơn cho bé, nhớ đó mà cả bạn và bé đều cảm thấy hài lòng hơn.

2. Tiêm chủng làm đau bé

Cảm giác đau đớn của tiêm ngừa chỉ tạm thời và nếu so sánh với nỗi đau của những căn bệnh trầm trọng mà tiêm chủng miễn dịch có thể bảo vệ bé thoát khỏi, thì cảm giác đau đớn trên không còn quá quan trọng. Ngoài ra, có nhiều cách giúp giảm thiểu cảm giác đau cho con bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ được tiêm ngừa khi đang được ba mẹ ôm bế hay bị ba mẹ đánh lạc hướng thì ít khóc hơn, và những trẻ được cho bú sữa mẹ ngay lập tức trước hay trong quá trình thực hiện tiêm chủng sẽ trải qua ít đau đớn hơn. Bạn có thể hỏi thêm bác sĩ về việc cho bé uống dung dịch đường trước khi tiêm ngừa hoặc dùng thuốc gây mê một tiếng trước đó (thuốc có sự kê toa của bác sĩ).

3. Nếu tất cả những đứa trẻ khác đều được miễn dịch, con tôi sẽ không mắc phải bệnh

Một vài bậc cha mẹ tin rằng họ không cần miễn dịch cho con của họ khi tất cả những đứa trẻ khác đều đã được miễn dịch – vì lúc đó không còn mầm bệnh nào. Nhưng lý thuyết đó không còn đúng với thực tại.

Trước hết, những bậc cha mẹ khác cũng có nguy cơ sẽ tin vào lý thuyết này, điều này nghĩa là con của họ cũng không được tiêm chủng, từ đó sẽ tạo cơ hội bùng phát những căn bệnh vốn dĩ có thể ngăn ngừa được. Thứ hai, những đứa trẻ không được tiêm chủng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh cho những trẻ đã được tiêm chủng (vắc xin thường đạt hiệu quả đến 90% – những cá thể miễn dịch cao sẽ hạn chế mức độ lây bệnh) nên việc không tiêm chủng không những là bạn làm tự làm tổn hại con mình mà còn làm tổn hại đến những đứa trẻ khác – bạn bè của con bạn. Thứ ba, trẻ không tiêm chủng dễ mắc những bệnh như bệnh ho gà không chỉ những từ những trẻ không tiêm chủng khác mà còn là từ người lớn. Đó là bởi vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà không còn được tiêm sau khi trẻ được bảy tuổi nữa, còn hệ miễn dịch thì hầu như bị hao mòn đi khi đến tuổi trưởng thành. Thêm vào đó bệnh tật vẫn còn dễ lây nhiễm và thường rất nhẹ ở người lớn nên thường sẽ không được chuẩn đoán. Điều này có nghĩa là những người lớn này có thể không nhận ra họ mắc bệnh ho gà và từ đó có thể vô tình lây bệnh cho trẻ vì trẻ rất dễ bị tấn công bởi những ảnh hưởng của bệnh.

4. Một mũi vắc xin là đủ để bảo vệ trẻ

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng việc bỏ qua một mũi vắc xin nào đó trong khi tiêm chủng có thể đặt trẻ vào rủi ro cao bị tiêm nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh sởi và bệnh ho gà. Vì vậy, nếu có lời khuyến cáo tiêm một loạt bốn mũi tiêm vắc xin, hãy chắc chắn rằng con bạn sẽ nhận được tất cả những mũi tiêm cần thiết để bé có được sự bảo vệ hoàn hảo của tiêm chủng.

5. Tiêm chủng quá nhiều loại vắc xin dễ dẫn đến nguy cơ mắc phải nhiều bệnh khác

Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng tiêm chủng nhiều loại bệnh sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh truyền nhiễm hay các loại bệnh lý khác. Tương tự như vậy, không có dấu hiệu nào chỉ ra mối liên hệ giữa tiêm chủng nhiều loại vắc xin và các bệnh dị ứng như hen suyễn.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!