5 nguy hiểm rình rập khi đi leo núi là một người đam mê trekking phải biết

Kiến Thức Y Học - 05/12/2024

Chinh phục những ngọn núi hùng vĩ là một trong những xu hướng du lịch mới của giới trẻ. Thế nhưng, phần lớn các bạn tham gia còn chưa có kinh nghiệm leo núi, hoặc nhiều khi còn chuẩn bị chưa kĩ càng gây ra nguy hiểm cho bản thân và cả những người xung quanh. Để đảm bảo an toàn và thành công cho chuyến đi, Lily & WeCare xin nêu ra 5 nguy hiểm phổ biến nhất mà những người leo núi thường gặp phải để các bạn lưu ý.

Chinh phục những ngọn núi hùng vĩ là một trong những xu hướng du lịch mới của giới trẻ. Thế nhưng, phần lớn các bạn tham gia còn chưa có kinh nghiệm leo núi, hoặc nhiều khi còn chuẩn bị chưa kĩ càng gây ra nguy hiểm cho bản thân và cả những người xung quanh. Để đảm bảo an toàn và thành công cho chuyến đi, Lily & WeCare xin nêu ra 5 nguy hiểm phổ biến nhất mà những người leo núi thường gặp phải để các bạn lưu ý.

1. Mất nước

5 nguy hiểm rình rập khi đi leo núi là một người đam mê trekking phải biết

Nước lọc, nước ép trái cây, sữa, nước dừa là lựa chọn tuyệt vời khác.

Khi leo núi cơ thể rất dễ bị mất nước. Mất nước nhẹ và trung bình thường có thể được khắc phục bằng cách uống một số loại đồ uống để thay thế muối và chất lỏng bị mất đi. Nước lọc lúc nào cũng tốt đối với cơ thể. Nước ép trái cây, sữa, nước dừa là lựa chọn tuyệt vời khác. Sau khi tập luyện ở cường độ cao hoặc tham gia các hoạt động nặng nhọc như leo núi, thức uống thể thao là một sự bổ sung tuyệt vời, không chỉ để bù đắp lượng nước mất đi sự mất nước, mà còn để bổ sung điện giải và natri cho cơ thể. Nhưng luôn tránh xa đồ uống có cồn và caffein (chẳng hạn như cà phê, trà, và nước sô-đa) bởi chúng có xu hướng kéo nước khỏi cơ thể và đẩy nhanh quá trình mất nước.

2. Muỗi và vắt cắn

Muỗi rừng sống hoang dã rất thích đốt máu người, hoạt động mạnh khi trời tắt nắng. Muỗi có thể gây nên bệnh sốt rét nguy hiểm đến tính mạng. Các loại thuốc phòng ngừa muỗi đốt rất dễ tìm, có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán đồ chuyên dụng cho dân leo núi. Nếu không có, bạn có thể tạm thời thoa chanh lên các vùng da hoặc mang theo chút sả. Đây đều là những loại hương liệu có tác dụng xua muỗi tự nhiên.

Vắt thường đi tìm mồi từ 5 đến 8h sáng hoặc 17 đến 19h tối. Chúng thường chọn nơi có nhiệt độ ấm như sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ... để hút máu người. Vắt có khả năng bám trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người. Bạn cần cản thận bôi các loại thuốc chống vắt lên toàn bộ phần da hở, các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Đừng quên cho ống quần vào trong tất. Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi ngay vì chúng sẽ chui vào người qua các mảng hở quần áo của bạn.

3. Lạc khỏi đoàn leo núi

Trong quá trình chinh phục núi “rừng”, bạn có thể gặp rất nhiều đường mòn do người dân địa phương mở để đi, rất có thể bạn sẽ đi nhầm đường nếu không có người chỉ dẫn, đặc biệt là trong quá trình xuống với tâm lý chủ quan là đã nhớ đường. Quan trọng nhất là luôn để ý đến người dẫn đoàn. Còn nếu khi đi được một đoạn mà thấy đường lạ, khó đi thì bạn cần phải quay lại ngay. Nếu lạc và mất khả năng xác định phương hướng, tốt nhất là bạn không nên đi tiếp mà ở yên chỗ đó chờ người tới tìm, vừa tránh việc tiêu hao năng lượng, tai nạn xảy ra, vừa để đội cứu hộ dễ khoanh vùng mất tích của bạn hơn. Phải nhớ hết sức bình tĩnh và tập trung thì mới có khả năng tìm về đoàn được.

4. Thận trọng với những đoạn đường nguy hiểm

Đường leo núi nhiều cây cỏ, rêu phong dễ trơn trượt, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị trượt chân ngã vô cùng nguy hiểm. Vì thế, việc trang bị chính xác dụng cụ như giầy, găng tay leo núi, học trước những kỹ năng leo núi trước khi lên đường là điều rất cần thiết. Trong trường hợp gặp dốc đứng, bạn men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.

5. Kiệt sức trong khi leo núi

5 nguy hiểm rình rập khi đi leo núi là một người đam mê trekking phải biết

Người đi leo núi nếu không chuẩn bị cẩn thận rất dễ bị kiệt sức, đặc biệt vào mùa hè lại càng nguy hiểm.

Những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, suy hô hấp không nên leo núi. Những ngày trước khi leo núi, bạn cần ăn đủ chất bổ dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin C, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, thuốc lá và quan trọng là cần ngủ đủ 7 giờ mỗi ngày.

Bạn có thể tập đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bơi, nín thở trong vòng 90 giây, đứng lên ngồi xuống, các bài tập HIIT,... trước khi leo núi từ một tuần đến một tháng để tăng độ bền và sức dẻo dai cho cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!