Tiêu thụ quá nhiều muối
Những món đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, pizza... thường chứa rất nhiều muối nên có thể là nguyên nhân gây sưng phù tay. Do cơ thể bạn cần cân bằng giữa muối và nước nên nếu bạn tiêu thụ nhiều muối hơn mức cần thiết sẽ gây tích nước và khiến bàn tay sưng phù lên bất thường.
Mắc hội chứng ống cổ tay
Nếu dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép thì nó sẽ gây sưng tấy và khiến bạn gặp phải cảm giác đau đớn, ngứa râm ran ở bàn tay. Tình trạng này được gọi là hội chứng ống cổ tay, nếu không chữa trị từ sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian.
Bị viêm xương khớp
Nếu bị đau khớp ngón tay thì nguy cơ cao bạn có thể mắc phải bệnh viêm đa khớp dạng thấp (một căn bệnh viêm xương khớp. Lúc này, các ngón tay sẽ bị sưng tấy, ấn vào có cảm giác đau, thậm chí còn khiến hai bàn tay trở nên run rẩy, không thể cầm nắm đồ vật như bình thường.
Mắc bệnh Raynaud
Raynaud là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đa số người mắc phải căn bệnh này thường ở trong khoảng từ 20 - 40 tuổi, chủ yếu là phái nữ. Bệnh cũng thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu lạnh nên khiến lưu lượng máu chảy đến ngón tay, ngón chân, tai và đầu mũi không ổn định. Bên cạnh đó, những người hay gặp căng thẳng do công việc quá tải gây ra cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Khi mắc bệnh Raynaud, làn da sẽ có biểu hiện trắng bệch, dần dần chuyển sang xanh và tím. Tình trạng này thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Do vậy, bạn không nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu của nó mà hãy chủ động đi khám để chữa trị từ sớm.
Mắc bệnh phù mạch bạch huyết
Phù mạch bạch huyết (Lymphedema) thường xảy ra khi dịch bạch huyết (mang chất thải, vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể) không thoát ra ngoài được. Lúc này, các ngón tay và ngón chân của bạn cũng có biểu hiện sưng lên, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Nguồn: Prevention
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!