5 'quả bom' kích hoạt những con ăn vạ của trẻ và cách phòng tránh

Nuôi dạy con - 04/29/2024

Đây 5 'quả bom' khiến trẻ dễ bị nổi cáu, tức giận, ăn vạ và cách để cha mẹ nhìn nhận cũng như phòng tránh những cơn 'tai bay vạ gió' đến từ lũ trẻ.

Các nghiên cứu cho thấy 60% - 90% trẻ 2 tuổi thường hay nổi cơn giận dữ. Tần số cao là ở trẻ hơn 2 tuổi và tầm 3 tuổi, chúng thườngăn vạ hàng ngày. 'Điều quan trọng là cha mẹ phải nhận ra rằng trẻ không thể kiểm soát cảm xúc của mình' - nhà tâm lý học trẻ em Christina Rinaldi thuộc Đại học Alberta ở Edmonton (Canada) nói. Vì thế, những gì người lớn có thể kiểm soát là những tình huống có xu hướng kích hoạt cơn giận dữ của con.

Dưới đây là 5 tác nhân phổ biến có thể gây ra những cơn ăn vạ của trẻ và cách tốt nhất để tránh chúng:

1. Mệt mỏi

5 'quả bom' kích hoạt những con ăn vạ của trẻ và cách phòng tránh

Trẻ dễ mất kiểm soát khi mệt mỏi (Ảnh minh họa).

Laura Oyama, Giáo sư giáo dục mầm non tại trường Cao đẳng Humber ở Toronto (Canada) nói: 'Trẻ dễ mất kiểm soát khi mệt mỏi, và đôi khi không có lý do hợp lý'. Như trường hợp của cậu bé Erik, 4 tuổi. 'Cậu bé thực sự nổi cơn tam bành chỉ vì thích chọn nước ép hơn sữa khoảng 3h trước bữa ăn' - mẹ của bé Samantha MacLeod than thở.

Vì vậy, tốt nhất là nên tôn trọng thời gian ngủ, lập kế hoạch cho việc chơi đùa của con. Nhưng sẽ có những lúc không thể tránh khi con mệt mỏi đúng lúc không ở nhà. Bố mẹ có thể đối phó với việc này bằng cách đưa một vật yêu thích cho trẻ, ví dụ như chăn hoặc thú nhồi bông. 'Mang theo món đồ yêu thích của con nếu chuyến đi xa kéo dài vào buổi tối' - chuyên gia Oyama gợi ý. Sau đó cố gắng tìm kiếm hoặc tạo ra một nơi yên bình để con có thể nghỉ ngơi, kể cả ngủ trên đùi bố mẹ.

2. Đói

Bà mẹ Arianna Wentworth (ở Kelowna, BC, Canada) thường để ít đồ ăn nhẹ khi cô lái xe đến thị trấn với con gái Isabella 2 tuổi. Nhưng quá trình di chuyển quá lâu và đồ ăn vặt hết sớm khiến cho con gái giận dỗi. 'Khi chúng tôi về nhà, con bé gắt gỏng, thậm chí không ăn đồ ăn nhẹ trong khi tôi ăn tối' - Wentworth nhớ lại. Khi có thư đến, Isabella vùng vằng muốn xé nó. Mẹ không cho, Isabella chạy đến chỗ em gái và đánh em. Cuộc khủng hoảng 2 chị em xảy ra sau đó.

5 'quả bom' kích hoạt những con ăn vạ của trẻ và cách phòng tránh

Đói cũng là một trong các tác nhân gây ra ăn vạ, cáu giận (Ảnh minh họa).

Giống như mệt mỏi, cơn đói làm giảm khả năng đối phó của bất kỳ ai. 'Đói là một cảm giác lo lắng. Nó làm cho trẻ có cảm giác giảm sự an toàn' - Oyama nói.

'Về sau tôi sẽ phải chuẩn bị nhiều đồ ăn nhẹ hơn' - Wentworth tự hứa với bản thân. Oyama lưu ý: 'Cũng nên nhớ rằng trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo ăn số lượng ít hơn và bị đói thường xuyên hơn so với người lớn'. Vì vậy, ngay cả ở nhà, hãy nhớ cung cấp đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn trong ngày cho trẻ.

3. Thu hút sự chú ý của bố mẹ

Việc trẻ nhỏ thèm khát sự chú ý của cha mẹ là bình thường và thỉnh thoảng rất dễ tức giận khi không nhận được sự chú ý đó. 'Trong trường hợp này, phải có sự cân bằng. Cả thế giới không phải lúc nào cũng xoay quanh một đứa trẻ. Mấu chốt là xem nguyên nhân trẻ muốn gây chú ý là gì' - Oyama cảnh báo.

5 'quả bom' kích hoạt những con ăn vạ của trẻ và cách phòng tránh

Đôi khi trẻ ăn vạ chỉ để thu hút sự chú ý của người lớn (Ảnh minh họa).

Hãy cho con biết bố mẹ hiểu lý do tại sao con buồn - Oyama gợi ý. Ví dụ, nói 'Bố/ mẹ biết con đang muốn bố/ mẹ nói chuyện nhưng hãy để bố/ mẹ kết thúc cuộc gọi điện thoại quan trọng cho người này đã nhé!'.

Bố mẹ có thể làm xao nhãng trẻ bằng một quyển sách tô màu hoặc tranh ảnh, để giúp con có thời gian. Chỉ cần nhớ thực hiện lời hứa của mình ngay sau khi bố mẹ có thể.

4. Cáu giận vì bị 'nhồi nhét'

Một người mẹ bận rộn thừa nhận muốn lấp đầy một ngày của con bằng cách thêm các buổi học phụ như học khiêu vũ và âm nhạc, để một ngày không có chỗ trống. Nhưng tốc độ và các buổi học chóng mặt đôi khi khiến con cáu giận.

Các chuyên gia đều đồng tình rằng trẻ nhỏ cần thời gian để thích nghi chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Nhà tâm lý học trẻ em Christina Rinaldi lưu ý: 'Tránh nhồi nhét một ngày của con với các hoạt động theo lịch trình của bố mẹ. Cố gắng dành thời gian để con hoàn thành những gì chúng đang làm. Điều đó rất quan trọng cho con cố gắng nắm vững các kỹ năng mới, chẳng hạn như mặc quần áo'. Ví dụ, những cơn giận dữ vào buổi sáng có thể tránh được bằng cách thức dậy sớm hơn một chút hoặc giúp con mặc quần áo từ tối hôm trước.

Cũng giống như sự mệt mỏi, trẻ cũng cần thời gian chuyển đổi giữa các hoạt động - Rinaldi bổ sung. Vì vậy, hãy nhớ để 5 - 10 phút cho con thực hiện những kỹ năng cá nhân trước khi chuyển đổi sang hoạt động khác.

5. Trẻ ở trong những tình huống quá tải và choáng ngợp

Trong sinh nhật 4 tuổi, cô bé Chloe đã có một khoảng thời gian tuyệt vời với rất nhiều trò chơi, quà tặng và đầy đồ ăn ăn hấp dẫn. Đến khi mẹ bé - Kaila Burke yêu cầu bé chuẩn bị thổi nến trên chiếc bánh của mình, Chloe đã hét lên ăn vạ: 'Không! Con không muốn! Con không thể'.

5 'quả bom' kích hoạt những con ăn vạ của trẻ và cách phòng tránh

Trẻ nhỏ có thể mất khả năng dừng lại và chuyển đổi trong những tình huống quá tải (Ảnh minh họa).

Tại sao trẻ lại giận dữ trong trường hợp này? Rinaldi giải thích: 'Trong những tình huống quá tải, năng lượng của con đang được sử dụng để xử lý những gì đang diễn ra xung quanh. Bé có thể mất khả năng dừng lại và chuyển đổi. Kết quả là, bố mẹ đưa ra một yêu cầu - thậm chí một cái gì đó vui vẻ như thổi nến sinh nhật – cũng có thể khiến bé nổi cáu'.

Vào thời điểm đó, cha mẹ có thể học cách phát hiện ra khi nào con quá tải. Như Burke đã nhận thấy rằng Chloe có xu hướng cần yên tĩnh và muốn chơi tiếp những thú vui kia. 'Bất kể tín hiệu là gì, hãy coi đó là một gợi ý để đưa con ra khỏi hành động một cách nhẹ nhàng. Đừng cố ép trẻ!' - Rinaldi nói.

Phải làm gì khi con lên cơn ăn vạ?

Mặc dù có những nỗ lực tốt nhất để tránh những yếu tố kích thích, những cơn giận dữ vẫn xảy ra. Vậy cha mẹ cần làm gì? 'Đừng cố gắng giải thích với trẻ khi cơn giận đã bắt đầu. Chúng không thể 'nghe' bạn' - bác sỹ thần kinh nhi khoa Michael Potegal (Đại học Y khoa thuộc Đại học Minnesota, Mỹ) khuyên. Quan trọng hơn nữa: Giữ bình tĩnh. Mất bình tĩnh không chỉ gây ra cảm giác điên cuồng về cảm xúc của con mà càng khiến con 'học' được những hành vi bố mẹ muốn tránh.

Nói về những lời khuyên cổ điển như bỏ qua cơn giận dữ của trẻ, đưa cho trẻ kẹo hoặc đồ chơi, Potegal cho biết: 'Cách hành xử đó dạy cho trẻ thấy tức giận là để nhận những gì chúng muốn. Nếu cần thiết, nhẹ nhàng đưa con đến một nơi an toàn cho đến khi cơn giận hạ xuống'.

Nguồn: Todaysparent

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!