Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Do đó, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, các mẹ nên chú ý lựa chọn những trò chơi thích hợp với lứa tuổi để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
1. Trò chơi với hình khối
Khi chơi với các hình khối nhiều màu sắc sẽ kích thích phát triển nhiều kỹ năng của trẻ như tăng sự kết hợp giữa tay và mắt, nhận biết các hình dạng, bên trên, bên dưới, bên trong, bên ngoài...
Mẹ cần mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, kích thước vừa tay, màu sắc khác nhau để bé dễ dàng cầm chơi được. Bầu bằng các hình khối đơn giản như tròn, tam giác, vuông, là tốt nhất... Khi trẻ đã có thể nhận biết được hình dạng của đồ chơi, mẹ có thể cho bé chơi theo kiểu phân loại hình như xếp hình tròn vào ô hình tròn, hình tam giác vào ô hình tam giác... Đây sẽ là cách giúp bé rèn luyện nhiều kĩ năng: kiểm tra, quan sát và suy đoán.
Mẹ nên kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện với trẻ để trẻ biết được tên của các khối hình và màu sắc của chúng. Mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình hình bát giác, ovan... khi bé trên 2 tuổi
2. Nặn đất sét, giấy bút vẽ, tô màu
Bột nặn là một trò chơi mang lại cho trẻ đầy tính sáng tạo, sự đam mê và sự khám phá thế giới đầy màu sắc. Qua trò chơi trẻ sẽ rèn luyện được đôi tay dẻo dai, tính kiên trì cũng như trí tưởng tượng phòng phú. Với các trò chơi như vẽ, tô màu, bé không chỉ có khả năng nhận biết màu sắc mà còn phát triển khả năng sáng tạo qua những nét vẽ đầu tiên.
Mẹ nên chọn mua đất sét nặn loại an toàn cho bé chơi.Cũng có thể dùng các hình mẫu trái cây, con vật để bé bắt chước nặn theo Các loại bút, giấy vẽ, màu tô để bé thoải mái vẽ hình, tô màu theo ý muốn của trẻ. Lưu ý, mẹ hoặc người lớn cần chơi cùng, hướng dẫn cho bé đồng thời trông chừng để đảm bảo an toàn khi trẻ chơi.
3. Xe đồ chơi và thú đồ chơi
Các trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển vận động, giữ thăng bằng và sự phối hợp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết đối với sự phát triển sau này của trẻ.
Với trẻ còn nhỏ, mẹ cho trẻ chơi với mô hình như xe tải, xe cứu hỏa, xe ô tô, cảnh sát... để bé đẩy có thể bằng tay, hay cho đồ vật lên để chở đi. Hoặc mua cho trẻ thú đồ chơi như con hổ hay nai... để trẻ ngồi cưỡi. Khi trẻ cứng cáp hơn, mẹ có thể mua cho trẻ xe đạp 3 bánh hay xe ô tô để trẻ tập lái, việc này nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp tay, chân và mắt để tìm cách cho xe chạy và tránh các chướng ngại vật...
4. Thú bông, búp bê
Với trẻ em, thú bông, búp bê giống như những người bạn đầu tiên. Chơi cùng búp bê hay thú bông giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Thông qua việc chơi với thú bông, các mẹ có thể dạy bé hành động nào là tốt, hành động nào là đúng, chưa đúng...
Bên cạnh đó, khi chơi với thú bông trẻ còn được kích thích trí tưởng tượng, chơi trò đóng vai hay bắt chước người lớn yêu thương, chăm sóc thú bông, búp bê, qua đó hướng trẻ đến tình yêu và trách nhiệm...
Mẹ chọn mua cho bé thú bông, búp bê phù hợp với sở thích của bé trai hoặc bé gái. Mẹ có dạy bé nhiều vấn đề thông qua những câu nói với búp bê, thú bông. Hoặc hỏi trẻ về màu sắc, màu tóc, hình dáng qua trang phục, mũ... của thú bông và búp bê.
Trẻ sơ sinh thừa hưởng trí thông minh từ mẹ hay bố?
Trò chơi nào thích hợp cho trẻ từ 6 đến 9 tháng?
Phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp do chậm phát triển?
Trẻ 9 – 12 tháng tuổi có thể chơi được những trò chơi gì?
Trẻ tự kỷ nên chơi những trò chơi gì?
5. Tìm nắp hộp
Chơi trò này thường xuyên giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng nhận biết được sự giống hay khác nhau giữa các đồ vật.
Loại đồ chơi đặc biệt này mẹ không cần phải mua mà có thể tự làm lấy cho con như lấy những hộp bánh, hộp trà có nắp đã sử dụng hết đem rửa sạch sẽ, phơi khô sau đó sắp xếp nắp của những hộp này không theo thứ tự nào để trẻ tự tìm lấy và lắp vào đúng hộp.
5 trò chơi dạy con thông minh ở trên nếu mẹ thường xuyên chơi cùng con sẽ rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Chúc các con thật thông minh!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!