Ngoài có tác dụng giúp cơ thể thải độc mỗi ngày, nước tiểu còn là câu trả lời cực kỳ chính xác về tình trạng sức khỏe của mỗi người. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới bạn đọc những bệnh có thể được tìm ra khi chúng ta tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
1. Xét nghiệm nước tiểu đoán tình trạng mất nước
Thông thường, nước tiểu của chúng ta sẽ có màu vàng nhạt hoặc có thể không có màu suốt cả ngày. Nước tiểu khi có màu vàng sậm, thậm chí như màu hổ phách, rất có thể bạn đã bị mất nước. Nếu uống không đủ nước, nước tiểu sẽ bị cô đăc và có nồng độ chất cặn bã vượt mức khiến nó có màu sẫm. Tình trạng này sẽ hết khi cơ thể được cung cấp lượng nước để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tình trạng mất nước thường không khắc phục dễ dàng.
2. Xét nghiệm nước tiểu ra ung thư vú
Trong nước tiểu sẽ bài xuất ra Pteridine và những bệnh nhân ung thư sẽ bài tiết chất này nhiều hơn so với bình thường. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sàng lọc mới để chẩn đoán, xác định mức độ nặng của bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật này. Việc xác định lượng pteridines trong nước tiểu sẽ giúp phát hiện ra ung thư trước khi chụp X quang vú. Các nhà nghiên cứu cũng mong sẽ thấy được hiệu quả của xét nghiệm này trong việc phát hiện ra các loại ung thư khác.
3. Phát hiện ra ung thư tinh hoàn
Để phát hiện ra ung thư tinh hoàn ở nam giới, người ta cũng có thể sử dụng que thử thai bởi nó hoạt động bằng cách phát hiện hoóc môn Beta-HCG, chất này được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Đồng thời, chất này cũng được tiết ra từ một số khối u ở một số trường hợp bị ung thư tinh hoàn. Thế nhưng, đây không phải là phương pháp hoàn hảo để chẩn đoán ra bệnh này mà phải dùng tới việc xét nghiệm nước tiểu (hay các xét nghiệm máu) để tìm ra chất chỉ điểm ung thư khác. Điều này giúp bệnh nhân phát hiện ra sớm ung thư tinh hoàn để giảm tỷ lệ tử vong.
4. Xét nghiệm nước tiểu phát hiện tiểu đường
Với những bệnh nhân tiểu đường, đường sẽ tích tụ nhiều ở trong máu, lượng đường lớn trong máu sẽ khiến thận khó lọc. Thế nên, lượng đường thừa sẽ bài xuất ra nước tiểu. Khi khát nhiều và tiểu nhiều thì chứng tỏ người bệnh đã mắc chứng tiểu đường – đây chính là hậu quả của tình trạng này. Lượng đường nhiều sẽ khiến cho nước tiểu có mùi ngọt. Do đó, bệnh nhân phải đi khám và làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác bệnh.
Phụ nữ lười làm việc này dễ nhập viện vì ung thư
Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi làm phẫu thuật thẩm mỹ
Xét nghiệm máu trước khi phẫu thuật thẩm mỹ để làm gì?
Xét nghiệm máu có giúp chẩn đoán viêm da dị ứng không?
11 loại ung thư do thừa cân, béo phì gây ra
5. Giúp phát hiện ra nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu là bệnh diễn ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó có là thận, bàng quang, niệu quản hay niệu đạo. Chứng nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng thường xuyên mót tiểu, đau khi đi tiểu, có màu đục khi đi tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng, đỏ, mùi nặng. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể xét nghiệm nước tiểu một cách đơn giản là tìm ra. Sử dụng kháng sinh là cách điều trị thông dụng nhất, các triệu chứng này sẽ hết trong vài ngày.
6. Phát hiện ra được huyết khối
Các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu một sản phẩm có thể phát hiện ra huyết khối bằng cách xét nghiệm nước tiểu đơn giản. Giống với việc thử thai tại nhà, que thử này sẽ tìm ra những chỉ dấu sinh học ở trong nước tiểu để báo cho bạn những trục trặc của cơ thể. Tính cho đến giờ, trong các thí nghiệm đối với động vật, que thử đã chứng minh được những hiệu quả trong cách chẩn đoán qua nước tiểu. Các nhà khoa học cho rằng, mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng những công cụ này sẽ mang tới những tiến bộ cho khoa học, cứu sống được nhiều mạng người.
Xem thêm:
- Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
- Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!