Thay đổi màu sắc: Theo The Health Site, thức ăn được lưu trữ quá lâu, thậm chí trong ngăn đá tủ lạnh, vẫn có thể bị vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển, gây thay đổi màu sắc thông thường.
Thực phẩm nổi bong bóng: Trừ khi nấu ăn trên bếp, nếu bạn phát hiện tình trạng nổi bong bóng khi vừa lấy thực phẩm từ tủ lạnh, bạn nên vứt bỏ chúng. Bởi vì nó đã trở thành nơi sinh sản màu mỡ của vi khuẩn.
Mềm nhũn: Ngoài quan sát bằng mắt thường, bạn có thể kiểm tra thực phẩm, đặc biệt là rau, củ, quả hư hỏng hay chưa bằng cách dùng tay để nắn xung quanh. Nếu thấy mềm nhũn bất thường ở các vị trí nào đó, có thể chúng đã bị thối rữa.
Có váng trắng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thực phẩm bị hỏng, thường thấy trong bánh mì, lọ dưa... Nhiều người có thói quen loại bỏ lớp váng trắng đó và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Thực tế, phần còn lại cũng đã bị vi khuẩn xâm nhập, khiến bạn bị tiêu chảy, đau dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.
Đốm trắng, đen hoặc xanh lá: Đây là dấu hiệu của nấm mốc phát triển trên bề mặt thực phẩm, thường gặp ở bánh mì và một số thực phẩm hút độ ẩm. Nếu tiếp tục ăn chúng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng dạ dày.
Thức ăn bốc mùi: Thực phẩm hay đồ ăn đã có mùi hôi và khó chịu là dấu hiệu chắc chắn bạn không thể ăn chúng. Nếu có thói quen lưu trữ thức ăn dài ngày trong tủ lạnh, bạn nên ngửi mùi chúng trước khi sử dụng. Nếu phát hiện thức ăn có mùi lạ, khó chịu, bạn hãy bỏ đi ngay lập tức.
Ảnh: Thehealthsite
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!