Đến gần cuối quý thai kỳ thứ ba, cơ thể mẹ bầu đã sẵn sàng cho việc vượt cạn. Đây là quãng thời gian mà mẹ bầu thực sự phải chiến đấu để vượt qua. Trong giai đoạn này, một số dấu hiệu dự báo về việc chuyển dạ sẽ xuất hiện.
Một trong số đó là thai nhi tụt xuống vị trí sâu hơn. Trên thực tế, tùy mỗi trường hợp, mà thời gian thai nhi tụt xuống sẽ khác nhau.
Các mẹ bầu cũng có trải nghiệm các nhau về dấu hiệu đó, cơ thể phản ứng theo cách riêng. Do đó, không có bất kỳ một công thức nào để dự đoán khi nào thai nhi tụt.
Theo số đông, thai nhi thường di chuyển xuống vị trí gần khung chậu nhiều hơn vào hai tới bốn tuần cuối thai kỳ.
Tại sao thai nhi lại tụt xuống?
Khi thai nhi đã sẵn sàng chào đời, cơ thể mẹ bầu chứng kiến nhiều thay đổi để chuẩn bị cho việc em bé di chuyển từ trong bụng mẹ ra ngoài. Bước đầu tiên cho chiến dịch này là đẩy thai nhi xuống vị trí gần khung chậu hơn. Ngoài ra, cơ khung chậu sẽ trở nên linh hoạt hơn, để tiến trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn. Các dấu hiệu cho thấy thai nhi tụt :
1. Buồn tiểu thường xuyên hơn
Khi tụt xuống sâu hơn, thai nhi sẽ đè lên bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu tiện thường xuyên hơn. Tuy nhiên, nếu bị viêm đường tiết niệu, thì bà bầu cũng sẽ gặp cảm giác buổn tiểu nhiều, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu thai nhi tụt.
2. Áp lực hơn cho khung chậu
Nếu thai nhi chuyển xuống vị trí gần khung chậu, bạn sẽ có cảm giác tức, khó chịu ở đó. Mỗi lần đi lại, mẹ bầu thấy khó khăn hơn. Điều đó có nghĩa, nếu gần lâm bồn, bạn sẽ đi giống như một con vịt vậy.
Cảm giác tức, khó chịu ở xương chậu
3. Dễ thở hơn
Phổi sẽ có nhiều không gian hơn nếu thai nhi di chuyển xuống dưới. Vậy nên mẹ bầu sẽ có cảm giác dễ thở hơn hẳn, không còn cảm giác căng lồng ngực, khó thở.
4. Thay đổi ở vùng bụng
Nếu chú ý kỹ, bạn sẽ thấy bụng sẽ thay đổi khi thai nhi tụt. Thậm chí, nếu bạn không cảm nhận được, mọi người xung quanh có thể nhìn ra thực tế đó.
5. Ăn ngon miệng hơn là dấu hiệu của việc chuyển dạ
Ợ nóng là tác dụng phụ phổ biến của bà bầu, do thai nhi và dạ dày ganh đua nhau khoảng trống trong bụng mẹ. Theo quan niệm dân gian, khi ợ nóng diễn ra dữ dội nghĩ là thai nhi đang mọc tóc.
Sản phụ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn
Mẹ bầu nên ăn gì trong những ngày sắp "vượt cạn"
Thai 39 tuần đau bụng lâm râm là dấu hiệu gì?
Làm sao để phân biệt viêm ruột thừa với dấu hiệu chuyển dạ?
Phòng ngừa biến chứng khi sinh như thế nào?
Chữa thiếu máu ở sản phụ với 6 loại rau củ đơn giản
Thú vị là khoa học đã chứng minh quan niệm trên đúng trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, khi thai nhi tụt, dạ dày có nhiều khoảng trống hơn. Bạn sẽ không bị ợ nóng, ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn.
6. Có thể mắc trĩ
Một số mẹ bầu có thể bị trĩ hoặc táo bón vào giai đoạn cuối thai kỳ khi thai nhi tụt. Bổ sung thêm chất sơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước để giảm triệu chứng của trĩ và táo bón.
Nên làm gì khi thai nhi tụt?
Nếu nghĩ rằng thai nhi đã tụt xuống thấp hơn, hãy nói với bác sỹ. Họ sẽ kiểm tra và khẳng định về sự phát triển đầy đủ của thai nhi, xem đã sẵn sàng chào đời chưa? Nếu dấu hiệu này xuất hiện trước tuần thai thứ 30, cần chú ý nhiều hơn. Vì có thể bạn phải đối mặt với nguy cơ sinh non.
Tuy nhiên, nếu mọi thứ đang diễn ra theo đúng tiến độ, mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng cho chuyện lâm bồn.
Nguồn: Khám phá
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!