Phẫu thuật thẩm mỹ không còn xa lạ trong xã hội hiện đại. Nhưng đằng sau ngành công nghiệp làm đẹp đang nở rộ này có gì bạn chưa biết?
Công đoạn nguy hiểm nhất khi phẫu thuật thẩm mỹ
Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ can thiệp vào bề ngoài cơ thể, nên an toàn hơn phẫu thuật nội tạng, thần kinh.
Công đoạn “nguy hiểm” nhất trong ca phẫu thuật không nằm ở bước mổ xẻ, mà ở bước gây mê hồi sức. Một ca phẫu thuật thẩm mỹ được gây mê (nâng ngực, gọt hàm, hút mỡ...) thường thực hiện trong 6 giờ để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Tìm hiểu về xu hướng làm đẹp
Đa số chị em không xác định được sự hài hòa giữa mắt, mũi, miệng, nên sau khi dao kéo, những bộ phận đó thiếu liên quan tới nhau. Bên cạnh đó, không phải bác sĩ nào cũng hiểu điều này nên làm theo “đơn đặt hàng”, không quan tâm bệnh nhân có đẹp không.
Phẫu thuật thẩm mỹ không phải là cách duy nhất khiến chị em lộng lẫy, thu hút và nổi bật hơn. Ảnh: Naver.
Lấy một khuôn mẫu, người đẹp nào đó để sao chép cũng là “bệnh” của những người nghiện phẫu thuật thẩm mỹ. Ngoài nhan sắc, phụ nữ cần có thần thái, trí tuệ, phong cách. Bạn nên biết giới hạn của phẫu thuật thẩm mỹ để giữ lại những nét riêng.
Quảng cáo không đúng sự thật
Không loại thuốc nào có thể khỏi bệnh ngay hoặc không có tác dụng phụ. Phẫu thuật thẩm mỹ hay phẫu thuật để chữa bệnh cũng không nằm ngoài sự thật đó. Quảng cáo bằng các lời cam kết có cánh như “đẹp vĩnh viễn, không biến chứng, không để lại sẹo, sau phẫu thuật đẹp ngay lập tức” - khiến thị trường thẩm mỹ đang phát triển như Việt Nam biến dạng, các giá trị cơ bản của y khoa bị méo mó.
Giấy phép của thẩm mỹ viện
Gần đây nhiều cơ sở spa, chăm sóc da, phun xăm cũng lấn sân qua phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí mắt, tiêm filler, thậm chí nâng mũi, có cơ sở liên kết với các bác sĩ chưa đủ giấy phép. Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh spa không được phép làm các dịch vụ y tế.
Gần đây nhiều cơ sở spa, chăm sóc da, phun xăm cũng lấn sân qua phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí mắt, tiêm filler, thậm chí nâng mũi, có cơ sở liên kết với các bác sĩ chưa đủ giấy phép. Ảnh: Beyoung.
Tiêm filler hay botox tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu tiêm trúng mạch máu,không đúng loại filler cho từng bộ phận trên cơ thể có thể gây mù mắt, hoại tử.
Chất cấm
Không chỉ ở Việt Nam, một số quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan... vẫn còn những trường hợp bị biến chứng do tiêm chất cấm như silicone lỏng, hoặc do các bác sĩ được đào tạo cấp tốc, không đủ kinh nghiệm, trình độ để xử lý hậu phẫu. Những “học viện thẩm mỹ” mọc lên như nấm, cho ra lò các “phẫu thuật viên” hay “chuyên gia chăm sóc sắc đẹp” mà không ai dám chắc họ có phải là những “bác sĩ tử thần” hay không.
Tại Việt Nam, khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vẫn thường xuyên đón nhận bệnh nhân biến chứng do thẩm mỹ kém chất lượng.
Chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ Vũ Sơn (phải) tư vấn cho khách hàng. Ảnh: NVCC.
Nhiều bác sĩ chưa qua đào tạo chính quy
Tháng 12/2016, khảo sát nhanh 21 học viên là bác sĩ bắt đầu theo học lớp đào tạo định hướng chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 10% bác sĩ mới chỉ nghe nói đến lĩnh vực phẫu thuật tạo hình qua báo chí, 75% nghe qua đồng nghiệp cán bộ ý tế, và chỉ có 14% tự tìm hiểu qua sách chuyên môn.
Đều đáng lưu ý là trong 75% bác sĩ nghe qua đồng nghiệp, có 63% chưa qua đào tạo chuyên khoa phẫu thuật tạo hình nhưng đã có thời gian làm việc tại các cơ sở thẩm mỹ viện tư nhân.
Bác sĩ thẩm mỹ phải được đào tạo qua chương trình ngoại khoa và phẫu thuật tạo hình. Đó là điều bắt buộc đối với bác sĩ hành nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. Tại các nước phát triển, để được gọi là bác sĩ phẫu thuật người đó phải có từ 10 năm kinh nghiệm, bằng cấp đầy đủ. Còn ở nước ta, chỉ sau khóa tạo hình thẩm mỹ từ 2-3 năm sau đại học, một số bác sĩ đã lén lút mở cơ sở phẫu thuật.
Các loại hình thẩm mỹ "thị trường"
Nâng mũi, căng da bằng chỉ, tiêm chất làm trắng... là những hình thức thẩm mỹ ngắn hạn hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, ung thư đã được cảnh báo, nhất là khi người thực hiện không qua đào tạo chính quy về y khoa. Tuy nhiên, do dễ thực hiện, nhiều cơ sở không được cấp phép vẫn đua nhau áp dụng, quảng cáo rầm rộ gây nhiễu loạn thị trường.
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Vũ Sơn (tốt nghiệp Học viện Quân y), gần 20 năm kinh nghiệm, cho biết đàn ông không thích phụ nữ xấu, nhưng họ cũng không ủng hộ những vẻ đẹp dao kéo lộ liễu. Vì thế, khi tân trang nhan sắc, nữ giới chỉ nên sửa những điểm không hài lòng nhất trên cơ thể, đừng lạm dụng để biến thành búp bê vô hồn.
Bác sĩ Vũ Sơn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!