Việc sinh và nuôi dưỡng một đứa trẻ đối với các bậc cha mẹ giống như là bắt đầu một cuộc sống mới lần thứ hai. Khoảnh khắc bạn ôm con vào trong lòng, bạn sẽ trải qua một loạt các cảm xúc mà trước giờ bạn chưa từng trải qua.
Tuy nhiên có rất nhiều thứ liên quan đến việc chăm sóc con cái mà dù bạn có học và chuẩn bị trước bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ bất ngờ khi gặp phải.
Một số thách thức khi nuôi trẻ sơ sinh có thể khiến cho bạn cảm thấy lo lắng và không có một khóa học hay tài liệu nào có thể cung cấp cho bạn toàn bộ các kiến thức để nuôi dạy một con người.
Dưới đây là một số kinh nghiệm được đúc kết lại có thể giúp ích cho các bậc cha mẹ mới trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh:
1. Ngôn ngữ cơ thể là tất cả
Trẻ dụi mắt có thể là biểu hiện của việc mệt mỏi và cần được đi ngủ (Ảnh minh họa).
Đối với con người, cách thức đầu tiên mà họ giao tiếp với thế giới xung quanh chính là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi mới sinh ra và chưa thể nói được, trẻ sẽ trò chuyện với bạn bằng chính những hành động từ cơ thể bé xíu của mình.
Trẻ sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi cần thay tã, hay nếu như bạn thấy trẻ dụi mắt và ngáp cùng lúc - điều đó cho thấy rằng trẻ đang rất mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nếu như trẻ vẫn khóc khi bạn đang cố thỏa mãn yêu cầu của chúng thì có lẽ bạn đã hiểu và thực hiện sai. Nhưng với bản năng làm cha mẹ, bạn sẽ nhanh chóng quen với việc hiểu những gì trẻ đang cố gắng thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể của mình.
2. Biểu hiện của cơn đói
Các bậc cha mẹ nên nắm bắt được dấu hiệu của cơn đói của trẻ để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng khi cần thiết (Ảnh minh họa).
Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng về những đứa con nhỏ của mình. Một trong những điều mà các bậc cha mẹ lo lắng nhất là liệu rằng con mình có được cho ăn đủ hay không.
Do đó, các bậc cha mẹ cần phải hiểu được các biểu hiện của trẻ khi đói. Nếu như trẻ khóc vì đói, hãy cho trẻ ăn. Nhưng nếu như trẻ từ chối không ăn, hãy dừng lại và kiểm tra lại những biểu hiện của trẻ.
Chừng nào trẻ còn đáp ứng được các cột mốc tăng trưởng, đừng lo lắng về việc trẻ bị đói. Tuy nhiên, nếu như bạn phát hiện ra một số biểu hiện bất thường của trẻ, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
3. Đánh thức trẻ đúng cách
Thay vì lắc mạnh, bạn có thể thổi nhẹ lên người để đánh thức trẻ dậy (Ảnh minh họa).
Nếu như vì một lý do nào đó mà bạn cần phải đánh thức trẻ, đừng lắc chúng. Việc lắc quá mạnh có thể dẫn đến các trường hợp chảy máu não và có thể gây hại khá nhiều cho trẻ. Nếu như cần thiết phải đánh thức trẻ bạn có thể thử thổi nhẹ vào má của trẻ hay sử dụng đồng hồ tích tắc.
4. Âm nhạc có thể giúp làm dịu trẻ
Âm nhạc sẽ làm cho trẻ cảm thấy thoải mái và bình tĩnh hơn (Ảnh minh họa).
Nhiều người cho rằng nghe nhạc có thể giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn nhưng mọi việc không hề đơn giản như thế. Tuy nhiên, việc để trẻ sơ sinh nghe nhạc có thể mang đến những lợi ích khác nữa. Người ta cũng nói rằng âm nhạc có thể có tác dụng làm dịu em bé khi chúng căng thẳng và mất bình tĩnh.
5. Sức khỏe răng miệng thì luôn quan trọng bất kể tuổi tác
Khi trẻ bắt đầu mọc răng thì cũng chính là thời điểm sâu răng đang đến gần, do đó bạn cần phải giúp trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ (Ảnh minh họa).
Trẻ sơ sinh không có răng, không có nghĩa là bạn bỏ qua việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Bạn có thể sử dụng một miếng gạc ướt và mềm để làm sạch nướu cho trẻ. Hãy nhớ rằng ngay khi răng của trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ đã có nguy cơ bị sâu răng.
6. Không đặt trẻ lên giường sau khi chúng đã ngủ
Nên đặt trẻ lên giường ngủ khi trẻ còn thức, việc tự mình đi ngủ sẽ giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ (Ảnh minh họa).
Đôi khi, các bậc cha mẹ thường tận dụng việc ra ngoài đi lại mệt mỏi để trẻ có thể ngủ một cách dễ dàng, tuy nhiên trong những trường hợp như vậy, trẻ có thể sẽ ngủ trước khi được đặt lên giường.
Các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên đưa con lên giường ngủ khi trẻ còn thức, điều đó sẽ tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng và lâu dài có thể tự đi ngủ mà không cần sự hỗ trợ nào.
Nguồn: Momjunction
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!