6 đối tượng không nên ăn cua ghẹ

Điều cần biết - 05/03/2024

Người mắc bệnh gút, tim mạch, phụ nữ có thai... là những đối tượng không nên ăn cua ghẹ.

Trong những buổi liên hoan, tụ họp, cua, ghẹ thường được đưa vào thực đơn. Đây là thực phẩm nhiều dưỡng chất, chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magiê, đồng, phốt pho… Ngoài ra, lượng vitamin nhóm B trong thịt cua, ghẹ cũng khá dồi dào. Tuy rất bổ dưỡng nhưng không phải đối tượng nào cũng nên ăn thực phẩm này.

Phụ nữ có thai

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, cua, ghẹ không nên là thực phẩm được chọn lựa nhiều. Tiêu thụ một lượng lớn cua, ghẹ dễ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn dưới 100g cua, ghẹ mỗi lần, một tuần cũng chỉ 1 - 2 lần.

Cua, ghẹ sống trong những vùng nước nhiễm độc có thể là kho chứa hai loại độc tố Dioxin và PCBs. Các chất độc này làm tăng nguy cơ sinh non, gây khuyết tật cho thai nhi. Ngoài ra, ăn phải cua, ghẹ chết, nhiễm khuẩn cũng dễ làm sinh non, sảy thai. Ngoài việc ăn ít thực phẩm này, thai phụ cần đảm bảo sự an toàn, tươi sạch. Tốt nhất là cua, ghẹ do gia đình nuôi.

6 đối tượng không nên ăn cua ghẹ

Phụ nữ có thai không nên ăn cua, ghẹ

Người mắc bệnh về thận

100g thịt cua chứa tới 691mg natri, tương ứng 29% nhu cầu mỗi ngày của cơ thể người khoẻ mạnh. Trong khi đó, ở những người mắc bệnh thận như suy thận, đái tháo đường… nhu cầu natri thấp hơn rất nhiều. Việc tiêu thụ nhiều cua, ghẹ ở người mắc các bệnh về thận khiến bệnh nặng hơn do hàm lượng natri tăng cao.

Cũng chính lí do này, người mắc cao huyết áp cũng không nên dùng cua, ghẹ.

Người mang bệnh gan

Lượng protein trong thịt cua, ghẹ lớn hơn rất nhiều so với thịt cá. Điều này không hề tốt với người mắc bệnh gan. Thêm vào đó, lượng khoáng đồng dồi dào trong cua, ghẹ sẽ phá huỷ các tế bào gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, thay vì chọn cua, ghẹ, bạn nên tìm đến các thực phẩm thanh đạm.

6 đối tượng không nên ăn cua ghẹ

Lượng protein trong thịt cua, ghẹ lớn hơn rất nhiều so với thịt cá

Người bị bệnh liên quan đến khớp

Nếu bạn mắc các bệnh về khớp như viêm khớp, gút… bạn tuyệt đối không nên ăn cua, ghẹ. Chắc hẳn đây cũng là lời khuyên các bác sĩ dành cho bạn. Tiêu thụ cua, ghẹ sẽ làm tăng lượng a-xít uric trong máu. Từ đó làm tăng quá trình lắng đọng các thể purin ở khớp, gây đau nhức xương khớp.

Người mẫn cảm với thuỷ sản

Một trong số thuỷ hải sản gây dị ứng hàng đầu là cua, ghẹ. Nếu bạn là người mẫn cảm với loại thực phẩm này thì càng cần cẩn trọng. Bạn chỉ nên ăn từng chút một, khi thấy các dấu hiệu bất thường cần dừng lại ngay. Việc ăn cua, ghẹ có thể khiến cơ thể ngứa ngáy, nổi mề đay, nôn nao, chóng mặt… Thậm chí với người dị ứng nặng có thể bị tụt huyết áp, hôn mê… Trường hợp tử vong có thể xảy ra nếu không được cấp cứu kịp thời.

6 đối tượng không nên ăn cua ghẹ

Một trong số thuỷ hải sản gây dị ứng hàng đầu là cua, ghẹ

Người đang uống thuốc

Lượng lớn khoáng chất selen và đồng có trong thịt cua, ghẹ làm giảm hiệu quả của thuốc. Cụ thể là, đồng làm giảm khả năng hấp thụ sắt và thuốc kháng sinh của cơ thể. Selen làm chậm sự đào thải của thuốc an thần (thuốc giảm đau) ra khỏi cơ thể nên tăng khả năng bị tác dụng phụ. Nguy hiểm hơn, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hấp thụ lượng lớn thịt cua, ghẹ khiến dược tính của thuốc tăng mạnh, dễ gây xung huyết.

Một vài lưu ý khác

- Ngoài các trường hợp trên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều thịt cua, ghẹ. Lượng dưỡng chất dồi dào dễ khiến các cơ quan hoạt động quá tải, có thể sinh bệnh.

- Đặc biệt, các bác sỹ khuyến cáo không nên ăn cua, ghẹ chưa chín. Do môi trường sinh sống, cua, ghẹ thường mang theo ký sinh trùng như các loại sán, giun. Ăn tái khiến ấu trùng không bị chết, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

- Chọn mua cua, ghẹ tươi sống tại các địa điểm uy tín. Không mua cua chết hoặc có dấu hiệu lạ. Tốt nhất là ăn cua, ghẹ khi vừa mua về. Trong điều kiện không cho phép có thể bảo quản ở ngăn đá.

- Đảm bảo ăn cua, ghẹ được nấu chín. Không tận dụng nước luộc cua để tránh chất độc tồn đọng vào cơ thể. Bạn nên loại bỏ các phần dễ tích tụ độc tố và vi khuẩn như mang, yếm, tuyến gan tụy.

>>Xem thêm:

6 kiêng 7 kỵ khi ăn cua đồng

Các loại thực phẩm tốt cho thính lực

Ăn gì để tăng cường sinh lý nữ?

Cách nhận biết nho Việt chính hiệu

Cách nhận biết súp lơ Trung Quốc

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!