Điều đó có nghĩa là mỗi người trong chúng ta đều có nguy cơ gặp phải những vấn đề như vậy. Chúng ta sống trong căng thẳng liên tục và thích dùng thuốc giảm đau để loại bỏ các triệu chứng của bệnh thay vì điều trị nó tận gốc.
Dưới đây là một số phương pháp hữu dụng giúp giảm đau dạ dày cũng như chứng khó tiêu, táo bón mà không cần sử dụng đến thuốc giảm đau. Hãy áp dụng ngay mỗi khi cơn đau đến.
1. Chườm nóng
Một miếng gạc ấm hay túi sưởi, đệm sưởi có thể làm thuyên giảm cơn đau do hội chứng ruột kích thích. Chú ý, nên đặt trên một lớp áo mỏng không đặt túi chườm trực tiếp lên da tránh bị bỏng.
Nếu không có túi sưởi, bạn có thể làm nóng một miếng vải làm rồi đắp lên vùng bụng. Còn nếu bị táo bón, có thể tắm nước ấm với muối Epsom - muối vô cơ magie sulphat, có chứa: magie, lưu huỳnh và oxy (MgSO4)
2. Uống baking soda
Baking soda có chứa chất sodium bicarbonate rất hiệu quả trong việc điều trị chứng trào ngược axit . Công dụng của nó là trung hòa axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng ợ nóng.
Hòa tan ¼ muỗng baking soda trong một cốc nước và uống. Không nên sử dụng lẫn baking soda với các loại thuốc khác trong vòng ít nhất 2 giờ bởi nó sẽ khiến cơ thể hấp thụ chậm từng loại thuốc và có thể làm thay đổi tác dụng của các loại thuốc này.
3. Đừng nằm thẳng – hãy nâng cao phần thân trên
Bạn không nên nằm thẳng trên giường khi bị đau dạ dày. Ở vị trí này, cổ họng và dạ dày của bạn ở cùng một mức, axit dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên và gây ợ nóng. Khi bạn không ngủ, thay vì nằm xuống thì hãy ngồi lên, còn khi ngủ hãy sử dụng gối cao vừa phải. Nâng đầu và thân trên của bạn ở mức khoảng 15-25cm.
Ngồi xổm đã được chứng minh là tư thế đi đại tiện tốt nhất để. Nếu không ngồi xổm được, bạn có thể nâng cao chân lên tạo một góc tương tự như khi ngồi xổm để phân ra dễ dàng hơn.
4. Áp dụng chế độ ăn BRAT
BRAT là viết tắt của chuối, gạo, táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast). Tất cả những thực phẩm này đều có điểm chung là vị nhẹ và khá dễ tiêu hóa.
Nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và khó tiêu, trước tiên bạn nên ngừng ăn một thời gian. Sau đó, bạn có thể bắt đầu ăn các thực phẩm BRAT với số lượng nhỏ. Đừng quên bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể - tốt nhất là nước lọc, nước hầm gà và nước táo. Các loại thực phẩm nhạt khác như bánh quy giòn, khoai tây luộc, bột yến mạch và trà thảo dược cũng rất có ích.
5. Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ cải thiện chức năng đường ruột. Càng ăn nhiều chất xơ, phân của bạn càng mềm, càng dễ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
Bổ sung chất xơ dần dần vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng đầy hơi. Nguồn chất xơ tuyệt vời nhất là trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, quả mọng và đậu khô. Quả mọng và đậu khô là những chất xơ dễ tiêu hóa có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa thực phẩm từ dạ dày đến ruột. Nếu bạn bị tiêu chảy, chỉ nên sử dụng loại chất xơ dễ tiêu này.
6. Uống men vi sinh và probiotic
Probiotic là một thành phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hóa được, giống như vỏ trái cây và rau. Probiotic là vi khuẩn sống được tạo ra trong quá trình lên men thực phẩm như sữa chua.
Probiotic sống ở trong ruột, nhưng nếu chúng ta có một lối sống không lành mạnh hoặc sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ làm giảm số lượng probiotic. Chúng rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Bạn có thể mua men vi sinh và uống theo liều lượng được bác sĩ khuyên dùng hoặc ăn nhiều thực phẩm lên men.
7. Uống trà thảo dược
• Thì là, bạc hà, gừng và hoa cúc:
Cả 4loại thảo mộc dễ tìm này đều rất tốt. Chúng làm giảm đau dạ dày. Bạc hà tốt cho chứng buồn nôn do tinh dầu trong lá có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Thì là kích thích sản xuất mật, gừng thúc đẩy nước bọt trong miệng còn hoa cúc làm thư giãn cơ bắp.
• Hoa cúc và gừng khô:
Hoa cúc là một loại thực vật có tác dụng kỳ diệu đến sức khỏe con người tương tự như ibuprofen hoặc aspirin, nhất là đối với bệnh tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và chứng đau bụng. Gừng cũng nổi tiếng với đặc tính giảm chứng buồn nôn, tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và giải phóng các enzyme tiêu hóa.
Gần đây, một nghiên cứu với 1.278 phụ nữ mang thai đã chứng minh rằng gừng làm giảm sâu các triệu chứng nôn mửa và buồn nôn. Hãy pha trà này trong ít nhất 10 phút.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng gặp vấn đề tiêu hóa và đau dạ dày liên tục không phải là một dấu hiệu tốt lành. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đừng để cảm giác đau đớn, khó chịu kéo dài quá lâu.
Theo brightside
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!