Bạn đang mang thai, và đang gặp phải các rắc rối về kinh tế? Đừng quá lo lắng, các mẹo bên dưới sẽ giúp bạn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý mà không phải hút quá nhiều hầu bao.
1. Tìm hiểu về các thương hiệu thức ăn
Tuy các cửa hàng thực phẩm bình dân trông không bắt mắt hay hấp dẫn như các thương hiệu đắt tiền khác, hãy yên tâm rằng lượng dinh dưỡng của các thực phẩm ở cửa hàng này hoàn toàn phù hợp cho cả thể trạng và túi tiền của bạn. Thực tế tất cả các sản phẩm thực phẩm đóng gói có sẵn đều có hình thức rất giống nhau, từ bánh mì và ngũ cốc đến trái cây đông lạnh/đóng hộp, rau tươi và nước trái cây đông lạnh, từ phô mai làm từ sữa đã tách kem và các sản phẩm từ sữa khác đến nho khô và các loại hạt. Một sự thật đáng ngạc nhiên trong ngành thực phẩm mà bạn có thể chưa biết đến đó là: trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu của các chuỗi cửa hàng của một thương hiệu này lại cũng chính là chủ sở hữu của một thương hiệu đồ ăn khác, vậy nên chất lượng của các loại đồ ăn, dù là bình dân hay cao cấp đôi khi tương đồng dù giá thành lại chênh lệch nhau.
2. Mang theo bữa trưa để ăn uống đủ chất
Thay vì chi năm mươi nghìn trong cho 1 bữa ăn trưa, bạn hãy tiết kiệm thêm tiền bằng cách ăn món salad tự làm tiết kiệm mà vẫn thơm ngon, hoặc ăn thức ăn còn thừa của bữa tối hôm trước hoặc ăn bánh mì kẹp ức gà. Bạn hãy chuẩn bị trước thức ăn cùng với một số loại nước trái cây và nước uống ở nhà để tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong thời gian mang thai.
3. Uống nước lọc
Bạn có thể tiết kiệm tiền đến tám lần một ngày nhờ uống nước đúng cách. Thức uống ít tốn kém nhất trong nhà: nước lọc – chính là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho bạn và em bé. Bạn nên chuyển từ uống nước trái cây có đường hay nước ngọt sang uống nước lọc để không chỉ tiết kiệm một khoản tiền lớn mà còn giúp bạn tránh nạp phải quá nhiều calo có hại trong cơ thể. Bạn cũng có thể tiết kiệm nhiều hơn bằng cách mua nước trái cây đông lạnh thay vì nước trái cây tươi hay hoàn nguyên trong thùng giấy (đây là loại thức uống ít bổ dưỡng nhất) và thậm chí tiết kiệm hơn bằng cách sử dụng sữa bột không có chất béo thay cho sữa tươi để pha với súp hay món tráng miệng.
4. Lựa chọn hoa quả, rau xanh theo mùa
Mua trái cây và rau quả theo mùa không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn và bé mà còn giúp tiết kiệm cho túi tiền của bạn. Ví dụ, dưa hấu và xoài có thể có sẵn quanh năm, nhưng hai loại trái cây này bổ dưỡng và rẻ nhất trong những tháng hè. Nếu mùa một số loại trái cây hay rau quả nào đó đã qua, nếu bạn vẫn muốn ăn loại rau củ quả đó, bạn nên chuyển qua ăn các loại thực phẩm đông lạnh – khi mà giá và lượng chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này vẫn luôn đảm bảo.
5. Giữ chế độ ăn uống đơn giản mà đa dạng
Bạn càng ăn thức ăn được chế biến cầu kì nhiều bao nhiêu thì lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể càng nhiều bấy nhiêu. Bạn nên chuẩn bị và chế biến các món ăn bằng các phương pháp đơn giản hơn, chẳng hạn như nướng, hấp, luộc, quay và ram. Những phương pháp này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
6. Mua thức ăn với số lượng lớn
Nếu bạn mua hàng với số lượng lớn, bạn thường mua được giá tốt hơn. Vì vậy, bạn nên mua từng loại thực phẩm với số lượng lớn nhất mà bạn có thể chi tiêu. Ví dụ như, bạn có thể mua sữa tươi dạng túi – hơn nữa, mua trước cả thùng thì giá sẽ rẻ hơn. Bạn cũng có thể chọn mua các mặt hàng đang giảm giá nếu các loại thực phẩm này không dễ bị hư hỏng và bạn chắc chắn có thể sử dụng được.
7. Hạn chế mua thức ăn chế biến sẵn
Rõ ràng là việc làm một bữa ăn tối từ các món đông lạnh rồi chế biến chúng bằng lò vi sóng sẽ dễ dàng, tiện lợi cho bạn hơn so với việc chuẩn bị và chế biến một bữa ăn ngay từ đầu. Tuy nhiên, những bữa ăn tối đông lạnh, lọ dầu giấm và bột yến mạch ăn liền không chỉ mắc hơn những món mà bạn có thể tự làm mà còn chứa nhiều calo và ít giá trị dinh dưỡng hơn.
Bạn có thể quan tâm:
7 mẹo ăn uống đủ chất cho mẹ bầu ít di chuyển
5 lợi ích cho mẹ bầu khi ăn đủ chất
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!