“Xì hơi” có lẽ là cụm từ mà khiến nhiều người xấu hổ khi nhắc tới nó, nhưng sự thực là mọi người ai cũng “xì hơi”. Dù là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng xì hơi nhiều có thể khiến bạn cảm thấy bất tiện và người xung quanh khó chịu, đặc biệt vì thứ mùi “khó ngửi” thường đi kèm với nó. Vậy tại sao bạn lại xì hơi nhiều hơn bình thường?
Do bạn uống nước có ga
Nhấm nháp đồ uống có ga, kẹo cao su và sử dụng ống hút có thể làm cho không khí mắc kẹt trong ruột kết, nơi gây ra 50% các trường hợp xì hơi quá mức. Nếu bạn không muốn không khí đi ra từ “cửa hậu”, bạn phải làm cho chúng đi ra bằng đường ngược lại. Vì vậy, nếu bạn ợ, bạn sẽ giảm thiểu được những lần đánh rắm của mình.
Bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Cơ thể bạn không thể tiêu hóa một số loại đường nhân tạo như sorbitol hoặc xylitol (loại chất tạo ngọt được tìm thấy trong nhiều loại kẹo cao su không đường). Do đó, chúng sẽ kẹt trong ruột và lên men. Loại đường tự nhiên cũng có thể làm cho bạn đánh rắm, đặc biệt là fructose (đường trái cây), bởi vì một số người thiếu các enzyme cần thiết để phân giải chúng. Bạn nên cắt giảm những loại đường nhân tạo vì nó sẽ giúp bạn phần nào giảm được việc xì hơi.
Ăn nhiều salad
Mặc dù, các loại rau họ cải tốt cho sức khỏe như cải xoăn, cải bắp, cải bruxen và bông cải xanh chứa carbohydrate làm bạn khó tiêu hóa. Trong khi những loại cải này di chuyển trong đường ruột của bạn, chúng sẽ tạo ra khí hơi.
Bạn đang căng thẳng
Ruột và cảm xúc được để kết nối bởi một mạng lưới các dây thần kinh và dẫn truyền thần kinh mà các nhà khoa học đã đặt tên cho nó là “bộ não thứ hai”. Bạn có thể tạm hiểu là một tinh thần đang phải đối phó với căng thẳng có thể tàn phá đường ruột của bạn. Bạn nên thường xuyên tham gia các hoạt động rèn luyện trí óc như thiền để có thể làm dịu cả tâm trí và cơ thể của mình.
Bạn tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa
Việc cơ thể không dung nạp lactose (không có khả năng để sản xuất lactate-enzyme tiêu hóa sữa) có thể xảy ra khi bạn lớn tuổi. Do đó, dù việc ăn hay uống thực phẩm từ sữa không gây ra vấn đề gì khi bạn còn trẻ, bạn vẫn phải cân nhắc lại việc này khi bạn lớn tuổi hơn. Hãy thử loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa trong một vài ngày. Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn (và ít xì hơi hơn), bạn nên cắt giảm các sản phẩm này dù cho bạn có yêu thích chúng đến mức nào đi nữa.
Bạn mới sinh em bé
Điều này là hoàn toàn bình thường. Việc bạn phải liên tục dùng sức để rặn trong suốt quá trình sinh con có thể gây hại cho các cơ bắp và dây thần kinh xung quanh hậu môn. Điều này sẽ biến bạn thành một “cái máy đánh rắm”. Một nghiên cứu ở Thụy Điển phát hiện lên đến 25% phụ nữ xì hơi liên tục cho đến 5 tháng sau khi sinh, đặc biệt là sau khi họ phải chịu đựng cơn đau đẻ trong một thời gian dài trước khi “lâm bồn”.
Bạn đang bị táo bón
Nếu bạn đang bị táo bón, phân của bạn sẽ bị tắc nghẽn trong ruột và giải phóng khí hơi. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để ngăn ngừa táo bón.
Trung bình một người chỉ thải ra khoảng từ 500 ml đến 2 lít khí hơi mỗi ngày tương đương với 20 lần xì hơi. Khí hơi có thể xuất phát từ hai nguồn chính. Thứ nhất là từ lượng khí bạn nuốt phải khi bạn ăn quá nhanh, nhai kẹo cao su hay khi bạn hút thuốc. Thứ hai là các loại khí hình thành do hoạt động của ruột già.
Hơn 90% lượng khí hơi được thải ra là khí methan, CO2, nito, hidro và ô-xy và những khí này thì không có mùi. Thủ phạm gây ra mùi hôi là các chất khí khác có chứa các hợp chất của lưu huỳnh hoặc amoniac. Việc bạn xì hơi quá nhiều hiếm khi là dấu hiệu của một căn bệnh nặng. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu như xuất hiện những triệu chứng khác như giảm cân đột ngột hay bệnh tiêu chảy.
Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:
- Detox bằng cách làm sạch ruột già có cần thiết?
- 6 sự thật thú vị về việc đi ngoài
- Mông càng to, sống càng thọ và thông minh hơn!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!