Làm thế nào để bé sơ sinh ngủ xuyên đêm là mong muốn và băn khoăn của rất nhiềuphụ huynh. Có sự khác biệt, thậm chí, trái ngược trong các phương pháp luyện ngủ khiến không ít cha mẹ hoang mang.
Họ không biết có nên để bé khóc cho tới lúc bé tự ngủ (1 phương pháp luyện ngủ) hay ru vỗ bé cho tới khi bé rốt cuộc cũng quyết định sẽ đi ngủ. Thực tế là có nhiều cha mẹ phản đối các phương pháp luyện ngủ. Trong khi đó, một số khác lại ưa thích và tin rằng chúng hiệu quả.
Hãy lấy trường hợp của Anna (tên nhân vật đã được thay đổi) – bà mẹ đã luyện ngủ cho con mình làm ví dụ.
'Tôi luyện ngủ cho con và nó có tác dụng rất tốt đối với cả gia đình. Tôi không cảm thấy tội lỗi gì hết khi dạy con cách tự xoa dịu bản thân và tự chìm vào giấc ngủ. Tôi nghĩ mọi người tự động liên hệ phương pháp 'để mặc bé khóc cho tới lúc ngủ thiếp đi' (cry-it-out) với việc luyện ngủ cho bé. Nhưng thực tế là, có rất nhiều phương pháp mà hiệu quả của chúng tốt hơn so với việc cứ để mặc bé khóc tới khi ngủ như phương pháp PUPD (viết tắt của pick-up-and-put-down - bế lên rồi đặt xuống) và đảm bảo một giờ ngủ cố định cho bé mỗi ngày. Với tôi, luện ngủ cho bé hiệu quả là sự kết hợp của một số phương pháp nhẹ nhàng. Và không, tôi chưa bao giờ để con gái Bella của mình khóc nhiều giờ tới khi bé mệt quá mà ngủ thiếp đi. Giờ bé đã 8 tháng tuổi và ngủ xuyên đêm rồi'.
Bất chấp trải nghiệm thành công của Anna, có những người vẫn không đồng tình với việc luyện bé ngủ. Và kết quả là cuộc tranh cãi này đã kéo dài suốt nhiều năm qua, đến bây giờ, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bởi đúng là không thể tồn tại một phương pháp phù hợp với tất cả mọi người. Mỗi em bé đều khác nhau và cần một cách luyện ngủ riêng.
Cùng nhìn lại một số lầm tưởng phổ biến về các phương pháp luyện ngủ cho bé sơ sinh:
Lầm tưởng 1: Nếu tôi để con khóc cho tới khi chìm vào giấc ngủ, con sẽ ghét tôi.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Flinders ở Australia tiến hành cho thấy, để bé khóc cho tới lúc tự ngủ không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn và con. Rõ ràng, cảm giác có lỗi xuất hiện một cách tự nhiên. Bạn khó lòng không cảm thấy day dứt chút nào hết khi để con khóc tới khi ngủ như vậy. Nhưng dù có gây tranh cãi thế não, đây vẫn là một trong những cách hiệu quả để tạo thành thói quen ngủ cho bé.
Lầm tưởng 2: Tôi sẽ phải dừng việc ôm và hát ru con nếu tôi luyện con ngủ.
Luyện ngủ cho bé không có nghĩa là bạn phải ngừng mọi hoạt động bạn yêu thích. Bạn vẫn có thể kết hợp việc ôm áp, hát ru vào lịch trình mỗi tối của con. Điều duy nhất bạn cần nhất là không làm tất cả những việc này khi bé đang trong giai đoạn chuyển đổi từ thức sang có dấu hiệu buồn ngủ.
Lầm tưởng 3: Tôi không thể ngủ chung phòng với con nếu tôi đang luyện ngủ cho bé.
Hoàn toàn bình thường và không có gì bất ổn nếu bạn để con ngủ chung phòng với mình. Việc này không chỉ giúp con thấy an toàn hơn, yên tâm hơn khi biết bố mẹ ở ngay cạnh mình mà còn làm cho việc bé ti mẹ dễ dàng hơn.
Nhưng nếu bạn có ý định luyện ngủ cho con, hãy đảm bảo rằng, bé có một nơi ngủ riêng trong phòng của bạn. Hãy để bé ngon giấc trong nôi/cũi của mình.
Lầm tưởng 4: Luyện ngủ là cách của những cha mẹ ích kỷ.
Đúng vậy, luyện ngủ cho con giúp cha mẹ thoải mái hơn bởi đứa trẻ giờ đây đã có thói quen ngủ và chỗ ngủ cố định. Đó là nơi bé có thể ngủ trong yên bình và cả bạn nữa. Trường hợp bé phải cần tới sự chú ý của bạn mới đi vào giấc ngủ được thì cảm giác sẽ vô cùng mệt mỏi.
Nếu con bạn phải thức dậy nhiều lần và khóc tới khi tự ngủ trở lại, đây không phải là một bài tập lành mạnh với trẻ. Trẻ cần học cách tự xoa dịu bản thân, nhờ đó, việc ngủ vào ban đêm không còn là một hoạt động đáng sợ nữa.
Lầm tưởng 5: Sau khi luyện ngủ cho con một lần, con tôi sẽ không gặp vấn đề gì về giấc ngủ nữa.
Không người nào có thể ngủ xuyên đêm một cách trọn vẹn. Chúng ta có xu hướng thức giấc hoặc xoay người hoặc đôi khi phải vào nhà vệ sinh 'giải quyết nỗi buồn'. Tương tự, con bạn cũng sẽ thức dậy, nghiêng người và có thể khóc, thậm chí, sau khi đã được luyện ngủ. Đó là một phần tự nhiên của quá trình lớn khôn.
Nhưng việc bé đối mặt như thế nào và học cách tự ngủ trở lại mới là điều quan trọng. Nếu bé làm được việc này, nó có nghĩa là bạn đã luyện ngủ thành công cho con.
Lầm tưởng 6: Tôi không cần luyện ngủ cho con, con tôi sẽ tự học cách ngủ ngon giấc xuyên đêm.
Đúng vậy, tất cả loài người rốt cuộc đều sẽ học được cách thích nghi, nhưng bạn không thể trông mong điều đó ở một em bé còn quá nhỏ. Một ngày nào đó, bé cũng sẽ biết cách tự xoa dịu mình và tự ngủ trở lại. Nhưng đôi khi, trẻ 5 tuổi vẫn cần tới sự vỗ về, vẫn muốn cha mẹ giúp mình đi vào giấc ngủ. Do đó, đừng kỳ vọng trẻ sẽ tự học cách ngủ mà không bao giờ cần tới sự quan tâm của bạn.
Lầm tưởng 7: Tôi vẫn sẽ phải dùng phương pháp 'để mặc con khóc cho tới khi bé tự ngủ' để luyện ngủ cho con.
Bạn không nên tránh việc luyện ngủ cho conchỉ bởi bạn cảm thấy mình không thể để mặc con khóc cho tới khi ngủ. Đây chỉ là một trong các phương pháp luyện ngủ mà một số cha mẹ vẫn dùng. Và nó không phải duy nhất.
Bạn thậm chí có thể thử phương pháp đánh thức bé theo lịch. Đó là khi bạn giúp con tỉnh dậy 15-20 phút trước thời điểm bé vẫn thường thức giấc. Bạn vỗ về con trở lại giấc ngủ và từ từ dừng phương pháp này khi bé bắt đầu tự ngủ được.
Hãy nhớ rằng, thật dễ để lạc đường trong một mớ bòng bong những lầm tưởng. Nhưng một khi có con, tốt nhất bạn nên trang bị kiến thức kỹ càng và thử nhiều kỹ thuật khác nhau. Lúc đó, bạn sẽ biết cách nào hợp với bé yêu của mình nhất.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!