7 thói quen không tốt cho sức khỏe trong phòng tắm

Bí quyết sống khỏe - 11/24/2024

Có rất nhiều thói quen không tốt cho sức khỏe trong phòng tắm, góp phần gây ra một số bệnh không mong muốn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Thường xuyên vệ sinh phòng tắm là điều cần thiết (thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng một số sản phẩm vệ sinh nhà tắm an toàn), nhưng bạn có thể vô tình lây lan vi khuẩn quanh nhà thông qua một số thói quen không tốt cho sức khỏe trong nhà tắm.

Charles Gerba, tiến sĩ, nhà vi sinh học và giáo sư tại Đại học Arizona nói: “Phòng tắm thường được xem là phòng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Cho nên, người ta thường để tâm đến nó nhất mỗi khi dọn dẹp”.

“Nhưng chỉ làm sạch bồn vệ sinh và bồn rửa tay thì không đủ”, ông nói thêm, “Còn cần cọ rửa các bức tường xung quanh cũng như vệ sinh tay sau mỗi lần sử dụng phòng tắm”.

Một số lỗi phổ biến mà mọi người thường mắc phải trong phòng tắm, làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn chính là:

Sai lầm thứ 1: Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh

7 thói quen không tốt cho sức khỏe trong phòng tắm

Có lẽ bạn đã biết một trong những thói quen xấu trong phòng tắm là sử dụng điện thoại. Nữ diễn viên người Mỹ, Gabrielle Union, thừa nhận mình có thói quen kiểm tra các ứng dụng trên điện thoại như Twitter, Words With Friends khi ở trong phòng tắm vào cuối ngày. Vậy nên, tốt hơn hết, bạn nên giữ cho phòng tắm thành một khu vực “nói không với điện thoại”. Vi khuẩn, hay cả những phân tử có trong phân, cũng có thể phát tán vào không khí và dính lại trên bề mặt điện thoại, sau đó lan rộng ra các khu vực bên ngoài phòng tắm.

Sai lầm thứ 2: Rửa tay không đúng cách

7 thói quen không tốt cho sức khỏe trong phòng tắm

Gerba nói: “Rửa tay là cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để tránh bị nhiễm bệnh và là tiêu chuẩn vàng để loại bỏ vi khuẩn trên tay”. Tuy nhiên, nếu rửa tay không đúng cách, bạn có thể mang theo vi khuẩn trong phòng tắm ra ngoài.

Vậy rửa tay thế nào là đúng? Cần thật nhiều nước và xà phòng trong ít nhất 20 đến 30 giây. Và đừng quên vệ sinh kỹ dưới móng tay, nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn không kém.

Sai lầm thứ 3: Sử dụng xà phòng

Không ai phủ nhận sự phổ biến của xà phòng dạng bánh khi rửa tay, nhưng bạn nên sử dụng sữa hay gel rửa tay. Lý do là vì các bánh xà phòng rất dễ tích tụ vi khuẩn.

Gerba giải thích: “Bạn vệ sinh rất kỹ khay xà phòng và nghĩ vậy là đủ, song bản thân xà phòng mới là nơi sinh sản của vi khuẩn”. Nói cách khác, mỗi khi cầm bánh xà phòng lên, bạn đã vô tình đưa vi khuẩn tiếp xúc với bàn tay thay vì rửa sạch nó.

Sai lầm thứ 4: Bỏ qua dung dịch rửa tay

Mặc dù không thể thay thế cho việc rửa tay, nhưng nếu không được “thiên thời, địa lợi”, bạn bắt buộc phải dùng nước rửa tay (loại dung dịch vệ sinh tay không cần rửa lại với nước) thay thế. Gerba khuyến nghị bạn nên sử dụng loại sản phẩm có thể bảo vệ tối đa 24 giờ với mỗi lần sử dụng.

Sai lầm thứ 5: Sử dụng chung khăn tay

Những chiếc khăn giấy dùng một lần có khả năng kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn tốt hơn khăn tay vải dùng đi dùng lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa có thói quen sử dụng khăn giấy (chưa kể, khăn giấy là sản phẩm không bảo vệ môi trường). Nếu vậy, bạn cần giặt khăn tay vải ít nhất một lần một tuần (thường xuyên hơn nếu nhà có trẻ nhỏ).

Có một vài nhà vệ sinh công cộng được trang bị máy sấy tay, nhưng việc làm này không được xem là hợp vệ sinh. Nghiên cứu cho thấy các loại máy sấy này có thể phân tán vi khuẩn khắp phòng, ngay cả trên bàn tay vừa rửa sạch. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để chất khử trùng tay trong ví mọi lúc.

Sai lầm thứ 6: Mở nắp bồn cầu rồi xả nước sau khi đi vệ sinh

Đây là thói quen gây hại mà rất nhiều người mắc phải. Khi xả nước, bồn cầu sẽ cuốn trôi tất cả các “chất thải” mà bạn vừa giải quyết xong. Tuy nhiên, cùng với việc đẩy chất thải đi, chúng cũng bắn vào trong không khí vô số hạt nhỏ của phần chất thải – tạo nên “cơn mưa vi khuẩn”.

Chỉ với một lần xả, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các góc xa nhất trong phòng tắm như sàn nhà, bồn rửa mặt và thậm chí cả bàn chải đánh răng. Đậy nắp khi xả nước bồn cầu sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ vi khuẩn từ nhà vệ sinh lây lan, và hãy nhớ rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh hay xả nước bồn cầu.

Sai lầm thứ 7: Không làm sạch bàn chải đánh răng

Bạn xem lại bàn chải đánh răng của mình đi. Lý do đơn giản là bàn chải đánh răng thu thập vi khuẩn từ miệng của bạn và nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, thì bàn chải đánh răng sẽ trở thành kho chứa vi khuẩn.

Ngoài ra, việc để bàn chải đánh răng trong nhà vệ sinh sẽ góp phần gây ra các bệnh nhiễm khuẩn. Vi khuẩn trong phân có thể bay lên, phát tán trong không khí và bám vào bàn chải đánh răng. Chúng có thể gây bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy. Thậm chí, việc sử dụng nắp để đậy bàn chải đánh răng chẳng những không bảo vệ bàn chải khỏi vi khuẩn mà còn tạo môi trường thuận lợi cho chúng phát triển.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật
  • Vì sao bạn không nên mang điện thoại vào nhà vệ sinh?
  • 7 điều cần biết sau khi sinh mang tên nhà vệ sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!