8 lý do bố mẹ không nên để con lạm dụng công nghệ (Phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Lạm dụng công nghệ ở người lớn là việc đã quá phổ biến. Vậy còn lạm dụng công nghệ ở trẻ em thì sao? Nên hay không nên cho trẻ tiếp xúc với công nghệ?

Lạm dụng công nghệ ở người lớn là việc đã quá phổ biến. Vậy còn lạm dụng công nghệ ở trẻ em thì sao? Nên hay không nên cho trẻ tiếp xúc với công nghệ?

Sau phần 1, mời bạn đọc tiếp tác hại của công nghệ nhé!

5. Công nghệ làm tăng khả năng trẻ bị các bệnh tâm thần

Theo các chuyên gia tâm lý, việc dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại hay máy tính bảng là một trong những nhân tố gia tăng tỷ lệ trẻ mắc phải trầm cảm, lo lắng, rối loạn gắn bó, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn tâm thần và có vấn đề về hành vi.

6. Nguy cơ bệnh béo phì tăng cao

8 lý do bố mẹ không nên để con lạm dụng công nghệ (Phần 2)

Khi nghiện công nghệ, trẻ rất ít khi vận động, đồng nghĩa với việc dễ mắc nguy cơ béo phì.

Theo một nghiên cứu, trẻ em được phép sử dụng thiết bị công nghệ trong phòng ngủ có tỷ lệ mắc chứng bệnh béo phì lên đến 30%.

Béo phì kéo theo các nguy cơ khác về sức khỏe cũng xuất hiện. Trẻ em béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ hoặc đau tim sớm.

7. Công nghệ khiến trẻ trở nên hung hăng

Khi sử dụng công nghệ quá nhiều, trẻ không được học cách đồng cảm, chúng cảm thấy thoải mái hơn và việc ai đó bị bắt nạt trên mạng là chuyện vô cùng bình thường.

Bên cạnh đó, rất nhiều trò chơi điện tử bạo lực có thể khiến tính cách trẻ có xu hướng bạo lực hơn. Điều này càng nhắc trẻ nghĩ rằng hành vi bạo lực chỉ là một cách đơn giản để giải quyết các vấn đề.

Bạn có thấy rằng khi bạn cấm trẻ chơi điện thoại hay laptop, trẻ sẽ nổi giận, cáu kỉnh và có những hành động không lễ phép? Vì vậy, thiết bị công nghệ rất khó giúp trẻ phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân.

8. Công nghệ khiến trẻ bất an về xã hội

8 lý do bố mẹ không nên để con lạm dụng công nghệ (Phần 2)

Mạng xã hội có những điều tốt cũng như những điều xấu đan xen nhau. Nếu trẻ tiếp thu quá nhiều tin tức về trộm cắp, lừa gạt, bạo lực,… thay vì những kiến thức giáo dục, thì trẻ sẽ dần hình thành những nỗi lo và cảnh giác quá mức cần thiết.

Ví dụ như trẻ sẽ bỏ qua những khóa học đăng ký trực tuyến bổ ích vì nghi ngờ về độ tin cậy hoặc học phí. Trẻ cũng thu mình lại, chẳng dám ra ngoài cùng bạn bè vì sợ trộm cắp, bắt cóc… Tất cả nỗi lo, cảnh giác quá mức khiến con bạn ngày càng tách biệt với xã hội.

Điều quan trọng là bố mẹ tránh để con lạm dụng thiết bị công nghệ cũng như tạo cơ hội cho trẻ bị nghiện. Việc dạy cho con cách tương tác với mọi người trong gia đình và bạn bè để bé học ngôn ngữ, đọc biểu cảm của người khác, học cách đồng cảm và không còn quá lo lắng khi ra ngoài xã hội là rất cần thiết.

Manulife – Vun đắp nhịp gia đình

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cho con sử dụng điện thoại di động: Lợi hay hại?
  • Điện thoại di động liệu có ảnh hưởng đến cuộc sống các cặp đôi?
  • 5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 1)
  • 5 ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ đến nhịp sống gia đình bạn (Phần 2)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!