9 giải pháp giúp giảm nỗi lo "ăn không vào con" của mẹ béo phì

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Béo phì là một nỗi lo của rất nhiều cô gái, và nó càng trở nên đáng sợ hơn với những bà bầu. Mẹ bầu mặc dù béo phì nhưng không thể áp dụng chế độ kiêng khem vì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Vậy phải làm thế nào để hạn chế tình trạng tăng cân ở mẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con?

Béo phì là một nỗi lo của rất nhiều cô gái, và nó càng trở nên đáng sợ hơn với những bà bầu. Mẹ bầu mặc dù béo phì nhưng không thể áp dụng chế độ kiêng khem vì sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con. Vậy phải làm thế nào để hạn chế tình trạng tăng cân ở mẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con?

Dưới đây là những bí quyết xây dựng một chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu béo phì.

1. Ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng

Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng giúp bạn có đủ năng lượng cho cả ngày. Mẹ bầu nên ăn bữa sáng chất lượng với các món ăn chứa nhiều protein, cacbohydrate và chất xơ để cảm thấy khỏe khoắn cả ngày.

2. Ăn nhiều bữa phụ

Với những mẹ bầu bị béo phì, nên ăn thức ăn chứa protein trong các bữa ăn chính và phụ, đồng thời tránh những thức ăn chứa quá nhiều đường tinh luyện hoặc bột trắng. Duy trì lượng đường vừa phải sẽ giúp cho mẹ luôn có đủ năng lượng nhưng không sợ bị tăng cân.

3. Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh có nhiều tác dụng đối với mẹ bầu như giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, làm đẹp da, cải thiện chức năng tiêu hóa. Mẹ có thể ăn rau bằng cách thêm salad rau vào bữa sáng hoặc chế biến các món canh rau để ăn hàng ngày. Những loại hoa quả mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn của mình đó là táo, nho khô, cam, quýt, bưởi, sung...

9 giải pháp giúp giảm nỗi lo "ăn không vào con" của mẹ béo phì

Bổ sung nhiều rau xanh tốt hơn cho những bà bầu béo phì

4. Bổ sung axit folic

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày. Đặc biệt, axit folic là một dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu béo phì. Axit folic là nguyên liệu chính để hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ, là một dưỡng chất vô cùng tốt dành cho bà bầu.

5. Sử dụng dầu thực vật để chế biến thay vì mỡ hoặc dầu động vật

Mẹ bầu nên ưu tiên dầu ô liu trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. Hãy chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay vì những chất béo đã bão hòa hoặc đã bị hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa hoặc bơ.

6. Hạn chế sử dụng đồ ngọt, những món ăn nhiều chất gây béo phì

Đương nhiên rồi, việc này sẽ góp phần khiến cho cân nặng của bạn tăng vù vù nhưng thai nhi thì lại không được cung cấp chất dinh dưỡng nào. Hãy từ bỏ bớt các loại kẹo bánh, các món ăn vặt vì chúng không phải là những món ăn phù hợp trong chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu béo phì.

7. Không ăn những món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ

Dù bạn không phải là một bà bầu béo phì thì cũng không nên ăn thức ăn nhanh, những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ trong thai kỳ. Khoai tây chiên, nem chua rán có thể là những món ăn vặt rất ngon mà nhiều chị em yêu thích, nhưng bạn nên hạn chế dần chúng đi.

9 giải pháp giúp giảm nỗi lo "ăn không vào con" của mẹ béo phì

Bà bầu nên tránh xa các món chiên xào dầu mỡ

8. Tránh xa đồ uống chứa cồn, gas và các chất kích thích

Rượu bia, thuốc là và các chất kích thích không chỉ khiến cho mẹ bầu dễ tăng cân mà nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi ở trong bụng mẹ. Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống và chất kích thích này để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi.

9. Kết hợp chế độ luyện tập

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng kết hợp với việc vận động thường xuyên như đi bộ, tập thể dục... để đốt cháy lượng calo trong cơ thể. Điều quan trọng đó là mẹ bầu cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe cũng như nghe tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất để duy trì cân nặng đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.


Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!