Kinh nguyệt kéo dài là tình trạng mà rất nhiều chị em phải đối mặt hàng tháng. Thông thường, kinh nguyệt diễn ra từ 3-7 ngày. Nếu kéo dài hơn 1 tuần thì nghĩa là bạn đã bị rong kinh. Có khá nhiều nguyên nhân gây rong kinh, có thể kể đến như sau.
1. Chảy máu do rối loạn cơ năng
Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Nó ám chỉ một chu kì vô căn, trong đó buồng trứng không sản xuất trứng, nhưng máu vẫn chảy trong tử cung.
2. Rối loạn máu
Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì ở con gái. Nếu kinh nguyệt của bạn thường xuyên kéo dài sau lần có kinh đầu tiên, bạn nên đi khám bác sĩ, có thể bạn đang bị thiếu vitamin và khoáng chất.
Bước vào tuổi dậy thì cũng có là lúc con gái phải đối diện với một đống rắc rối mang tên... kinh nguyệt.
3. Bệnh tuyến giáp
Rong kinh cũng có thể xảy ra do hàm lượng hóc-môn tuyến giáp thấp trong cơ thể. Do đó, bạn cần đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
4. Tăng prolactin huyết
Tăng prolactin huyết là tình trạng prolactin trong máu tăng cao. Đây là một loại hóc-môn cần thiết cho sự phát triển của ngực trong quá trình thai nghén và giúp kích thích tiết sữa mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu prolactin tăng ở điều kiện không mang thai thì nhiều khả năng bạn sẽ bị rong kinh.
5. Thời kì mãn kinh
Những phụ nữ mãn kinh sớm trong độ tuổi 40-45 dễ có khả năng bị rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh.
6. U xơ tử cung hoặc polyp tử cung
U xơ tử cung là những khối tăng trưởng lành tính của mô cơ tử cung. Polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung. Bên cạnh đó, tình trạng viêm cổ tử cung mãn tính cũng dẫn đến xói mòn cổ tử cung, gây chảy máu kéo dài.
Tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung cũng gây chảy máu kéo dài.
Những điều cần biết khi đặt vòng tránh thai bị rong kinh
8 thực phẩm chị em thường dùng có thể dẫn đến bệnh buồng trứng đa nang
Tuổi dậy thì ở em gái và những bệnh lý hay gặp
Bỡ ngỡ tuổi dậy thì: Nỗi lo kinh nguyệt không đều
Tại sao tiêm thuốc tránh thai bị rong kinh?
7. Ung thư
Nếu chảy máu kéo dài hơn 1 tuần, đặc biệt trong nhóm phụ nữ trên 45 tuổi thì bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy bạn hãy đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt.
8. Hội chứng buồng trứng đa nang
Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng hóc-môn, dễ gây vô sinh ở phụ nữ. Người mắc hội chứng này cũng dễ bị kinh nguyệt kéo dài.
9. Có thai ngoài tử cung
Nếu mang thai ngoài tử cung, bạn sẽ bị chảy máu kéo dài và rất nặng nề. Trường hợp này phải đi khám để phẫu thuật sớm, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và gia tăng nguy cơ vô sinh.
Chảy máu kéo dài hoặc nặng nề là một triệu chứng không nên xem thường. Đừng vì chủ quan hoặc ngại, xấu hổ mà chậm trễ đi khám. Bên cạnh việc chảy máu kéo dài thì tình trạng 2-3 tháng mới có kinh cũng rất nguy hiểm, bởi đó là dấu hiệu bạn có khả năng hiếm muộn sau này. Tóm lại chu kì kinh nguyệt một phần phản ánh khả năng sinh nở của bạn sau này, do đó hãy thận trọng với mọi dấu hiệu bất thường bạn nhé.
Theo Mộc Lê/Thethaovanhoa
>>>Xem thêm:Kinh nguyệt kéo dài, kèm theo máu đen có phải bệnh?
>>>Xem thêm:Kinh nguyệt kéo dài cả tháng là bị gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!