Ung thư bàng quang được hiểu đơn giản là trong bộ phận bàng quang của cơ thể có xuất hiện khối u với kích thước lớn – nhỏ tùy theo thời gian bệnh phát triển. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng nguy hiểm như ung thư tinh hoàn, ung thư đường tiểu... Ai là đối tượng dễ mắc ung thư bàng quang nhiều nhất?Hãy cùngLily & WeCaretìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh ung thư bàng quang
Các tế bào chuyển tiếp và tế bào vảy là 2 loại tế bào đặc trưng cấu thành lên lớp niêm mạc phía trong của thành bàng quang. Đối với bệnh ung thư bàng quang, có đến 90% có điểm xuất phát được phát hiện là từ các chuyển tiếp - hay còn gọi là ung thư biểu mô chuyển tiếp, loại còn lại được gọi là ung thư biểu mô vảy – chiếm 8%.
Ung thư bề mặt bàng quang, hay còn gọi là ung thư tại chỗ, tức là chỉ ra những tế bào ung thư vẫn còn khu trú ở vùng niêm mạc bàng quang và không có dấu hiệu di căn. Với loại ung thư này, phương pháp phẫu thuật có thể xử lý được nhưng chúng vẫn có thể tái phát vì không phẫu thuật triệt để được. Dần dần, các tế bào ung thư sẽ phát triển đến lớp cơ của bàng quang.
Khi tế bào ung thư thực hiện quá trình xâm lấn qua thành bàng quang, chúng có thể có khả năng đã lan tới các cơ quan khác như phổi, gan, xương (các hạc lympho có thể được phát hiện gần đó). Sự xâm lấn này có thể vượt ra ngoài thành bàng quang và đi vào các cơ quan lân cận như tử cung, âm đạo (ở phụ nữ) hoặc tuyến tiền liệt (ở nam giới). Nguy hiểm nhất là khi khối u đã chính thức di căn sang các cơ quan khác của cơ thể.
“Những dấu hiệu cảnh báo của bệnhung thư bàng quang mà ai cũng cần chú ý tới đó là nước tiểu có lẫn máu, đái dắt, đau - rát trong dương vật khi tiểu, đau vùng xương khung chậu, rối loạn tiểu tiện... Những trường hợp này cần được đi khám ngay lập tức để kịp thời phát hiện cũng như chữa trị bệnh “ - (Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch hội Ung Thư Viêt Nam.
Đối tượng dễ mắc bệnh ung thư bàng quang
Bệnhung thư bàng quang không phải là một bệnh lây nhiễm – có thể đây là phát hiện quý giá nhất của các nhà khoa học trên toàn thế giới phát hiện ra mặc dù nguyên nhân gây bệnh thì vẫn chưa xác định được một cách rõ ràng.
Chúng ta hãy cùng điểm qua xem ai là đối tượng dễ mắc ung thư bàng quang nhiều nhất trong danh sách dưới đây:
1. Người lớn tuổi – và điển hình là nam giới
Mặc dù bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh thường ít gặp hơn ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi và thường bắt đầu xuất hiện nhiều ở tuổi trung niên – từ 40 tới 60 tuổi. Vì vậy mà những người trong độ tuổi này cần có lịch khám bệnh theo định kì để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Hơn nữa, đi kèm với tuổi tác thì giới tính cũng là một vấn đề, và trong bệnh ung thư bàng quang thì giới tính lại nắm vai trò rất quan trọng – điển hình là số lượng nam giới mắc bệnh lúc nào cũng nhiều hơn nữ giới.
2. Người nghiện thuốc lá và các loại thuốc tương đương
Thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, xì gà hay bất cứ các chất kích thích khác đều có chứa một lượng độc tố rất cao trong thành phần cấu tạo, và khi bạn dung nạp những độc tố này vào cơ thể thì chúng thường có xu hướng tích tụ trong nước tiểu, điều này gây tổn thương đến niêm mạc bàng quang nhanh chóng và tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang.
3. Tiếp xúc với hóa chất
Những người hay làm việc trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại như làm cao su, sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất sơn... thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
4. Tiền sử gia đình
Nếu như trong gia đình bạn có người đã từng bị bệnh viêm bàng quang, bệnh ung thư quàng quang, hoặc các loại bệnh liên quan đến ung thư đường tiểu... thì bạn cũng sẽ có khả năng cao bị bệnh ung thư bàng quan.g. Trong đó, bệnh viêm bàng quang là điển hình nhất vì bệnh có thể biến chứng lên thành bệnh ung thư bàng quang – loại ung thư tế bào vảy khởi phát.
Ngoài ra, việc bị mắc bệnh ung thư bàng quang còn có liên quan mật tiết tới môi trường sống, môi trường làm việc, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, không chỉ riêng các đối tượng trên mà tất cả mọi người cần thực hiện những điều sau để phòng chống căn bệnh này hiệu quả:
- Không hút dụng thuốc lá – thuốc lào, uống rượu – bia... hoặc sử dụng các chất kích thích cũng như đồ uống có cồn khác.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và cẩn thận khi tiếp xúc.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày đi kèm với chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây và tập thể dục thể thao thường xuyên. Đồng thời hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn dầu – mỡ nhiều.
- Có lịch khám sức khỏe định kỳ.
Qua bài viết, bạn đọc đã có thể biết được ai là đối tượng dễ mắc ung thư bàng quang nhiều nhất rồi. Nếu như bạn thuộc 1 trong 4 đối tượng được nêu trên thì hãy tự lập cho bản thân lịch khám sức khỏe theo định kỳ, nhờ đó có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nên khám sàng lọc ung thư ở đâu?
Xét nghiệm tại nhà Xander
Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.
Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Chuyên môn hàng đầu
Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
Dịch vụ tiện lợi
Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
Giá gói xét nghiệm
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớicủa Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
- Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
- Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:
- Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
- Xét nghiệm Alpha FP (AFP):Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
- Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
- Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
- Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.
* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Cách tính tổng chí phí xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!