Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Tủ Thuốc Gia Đình - 04/19/2024

Mỗi khi vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường thì một số người do sức đề kháng kém sẽ không kịp thời thay đổi cơ thể và dễ dẫn đến những loại bệnh về hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản thường nặng hơn các loại bệnh ho như ho gà, ho lâu ngày, ho khan,... Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin bệnh viêm phế quản qua bài viết sau đây.

Mỗi khi vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường thì một số người do sức đề kháng kém sẽ không kịp thời thay đổi cơ thể và dễ dẫn đến những loại bệnh về hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản thường nặng hơn các loại bệnh ho như ho gà, ho lâu ngày, ho khan,... Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản như thế nào? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin bệnh viêm phế quản qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp, khi niêm mạc phế quản của phổi bị viêm nhiễm thì sẽ dần đến tình trạng mắc bệnh viêm phế quản. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tận gốc sẽ thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản

- Hút thuốc: Hút thuốc hay thường xuyên phải ngửi khói thuốc trong thời gian dài sẽ khiến người đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản. Do đó hãy từ bỏ thói quen xấu này để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả.

- Tiếp xúc với các chất kích thích: Sống và làm việc trong môi trường có chứa các chất kích thích phổi như hơi hóa chất, bột và dệt may cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phế quản.

- Suy giảm khả năng miễn dịch: Điều này có thể gây ra viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.

- Trào ngược dạ dày: Thường xuyên ợ nóng có thể gây kích thích cổ họng, từ đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản mãn tính hoặc cấp tính thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

- Ho thường xuyên

- Tức ngực

- Có đờm (chất nhầy) có thể là màu vàng xám, trắng hoặc màu xanh lục. Trong một vài trường hợp, đờm còn có máu.

- Khó thở hoặc thở khò khè

- Sốt nhẹ và ớn lạnh

- Mệt mỏi

Phương pháp tự nhiên điều trị viêm phế quản

Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Khi vị viêm phế quản, bạn có thể thêm một thìa mật ong vào trà hoặc cà phê để uống kèm, hoặc bạn có thể pha mật ong với nước chanh ấm nhằm giảm triệu chứng tắc nghẽn đường thở, giúp cổ họng bạn được nhẹ dịu hơn sau những cơn ho kéo dài.

Gừng

Như bạn cũng biết, gừng thường được dùng để chống lại những cơn cảm lạnh nhẹ, ngoài ra, gừng còn có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản rất tốt. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, rát, viêm nhiễm phế quản. Bạn có thể trộn gừng với quế và định hương, hay pha trà thảo dược, để uống mỗi ngày nhằm cải thiện tình trạng viêm phế quản.

Dầu bạch đàn

Điều trị viêm phế quản bằng phương pháp xông tinh dầu bạch đàn cũng rất hữu hiệu. Dầu bạch đàn có tác dụng làm tan chất nhầy gây tắc nghẽn trong đường hô hấp. Ngoài ra, dầu bạch đàn còn có tính kháng khuẩn rất tốt cho việc điều trị viêm phế quản.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản

Tỏi

Với tính kháng virus và kháng khuẩn, tỏi cũng là một trong những phương thuốc rẻ tiền giúp điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Bạn có thể lấy 3 tép tỏi, bóc vỏ rồi đun cùng với sữa, nhằm giúp hạn chế mùi tỏi và dễ uông hơn. Bạn nên uống mỗi đêm trước khi đi ngủ, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm phế quản.

Nghệ

Đặc tính chống viêm của nghệ đã được chứng minh là có khả năng điều trị ho do viêm phế quản. Trong bản thân nghệ cũng có tác dụng làm long đờm, giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản tốt hơn. Nên uống bột nghệ pha với sữa, như vậy bạn sẽ cảm thấy dễ uống hơn. Nhưng lưu ý không nên sử dụng phương pháp này nếu mắc bệnh sỏi túi mật, vàng da tắc mật, viêm loét dạ dày.

Trên đây là những thông tin Lily & WeCaremuốn cung cấp tới các bạn đọc. Nếu các bạn có triệu chứng bị bệnh viêm phế quản thì có thể áp dụng một số phương pháp trên để có thể tự đẩy lùi căn bệnh và có sức đề kháng tốt hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!