Ăn ớt cay khiến bạn sống thọ hơn? Câu trả lời sẽ có ngay đây!

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại ĐH Vermont chỉ ra, ăn nhiều ớt đỏ có thể kéo dài tuổi thọ của bạn.

Ăn ớt cay khiến bạn sống thọ hơn? Câu trả lời sẽ có ngay đây!

Bạn có phải là tín đồ của thức ăn cay? Nếu có thì bạn sẽ cực vui mừng khi nghe tin này đấy!

Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Vermont, những người thường tiêu thụ ớt đỏ nóng sẽ sống lâu hơn và giảm khả năng bị bệnh tim hoặc đột quỵ.

Ăn ớt cay khiến bạn sống thọ hơn? Câu trả lời sẽ có ngay đây!

Kết luận này được đưa ra dựa vào dữ liệu của 16.000 người Mỹ được khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng trong vòng 23 năm và phân tích nguyên nhân tử vong cụ thể.

Kết quả cho thấy, số người tử vong do ăn ít ớt là 21,6% trong khi người không ăn ớt là 33,6%. Ở trường hợp người ăn ớt, tỷ lệ tử vong của họ chỉ là 1% mà thôi. Cùng với đó, những người này cũng không mất mà liên quan đến bệnh tim mạch hay đột quỵ.

Ăn ớt cay khiến bạn sống thọ hơn? Câu trả lời sẽ có ngay đây!

Chưa hết, các chuyên gia còn phát hiện ra, người tiêu dùng ớt đỏ nóng có xu hướng là những người 'trẻ hơn, da trắng, ít hút thuốc lá, uống rượu, và tiêu thụ nhiều rau và thịt... có lượng HDL-cholesterol thấp hơn', so với những người tham gia không tiêu thụ ớt đỏ.

Ăn ớt cay khiến bạn sống thọ hơn? Câu trả lời sẽ có ngay đây!

Mustafa Chopan - người tham gia nghiên cứu cho biết: 'Các kênh tiềm năng thụ cảm tạm thời (TRP) chính là cơ quan thụ cảm chính đối với các tác nhân cay như là capsaicin (thành phần chính trong ớt), đóng vai trò lớn trong mối quan hệ đã được quan sát ở trên'.

Một thực tế cũng chỉ ra, capsaicin sở hữu đặc tính kháng khuẩn, được cho là đóng một vai trò trong cơ chế tế bào và phân tử ngăn chặn béo phì, điều chỉnh lưu lượng máu mạch vành nên có thể ảnh hưởng gián tiếp cơ thể con người bằng cách thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Hiện các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu nhưng phát hiện này giúp tăng khả năng khái quát các kết quả việc tiêu thụ ớt trước đó.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PlosONE.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!