Ăn quá no, ăn no mà lại nhanh đói kéo theo rất nhiều tác hại cho sức khỏe

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nhiều người có thói quen ăn cố, ăn no đến mức khó chịu. Hay có người thường xuyên rơi vào tình trạng vừa ăn no được một lúc chưa lâu đã cảm thấy đói. Thực tế, ăn quá no kéo theo rất nhiều tác hại cho cơ thể. Ăn no nhưng lại rất nhanh đói là dấu hiệu sức khỏe không ổn định.

Ăn quá no, ăn no mà lại nhanh đói kéo theo rất nhiều tác hại cho sức khỏe

5 tác hại lớn đối với sức khỏe nếu bạn ăn quá no

Béo phì: Vào bữa tối, nếu bạn ăn quá nhiều, bạn rất dễ bị béo phì vì tốc độ trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, chất béo sẽ tích tụ lại và chưa thể ngay lập tức chuyển hóa.

Dạ dày bị quá tải:Ăn là một cách cung cấp năng lượng cho cơ thể và dạ dày cần phải hoạt động để phân phối năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể sẽ không hấp thụ hết và có những chất sẽ được thải ra ngoài. Khi bạn ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải hoạt động quá sức và có thể sẽ bị tiêu chảy.

Cảm thấy nóng, toát mồ hôi:Nếu bạn ăn nhiều hơn, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhanh hơn. Khi đó, tim sẽ đập nhanh hơn và cơ thể bắt đầu toát mồ hôi. Chỉ khi quá trình trao đổi chất kết thúc, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Bụng bị đầy hơi và dần hình thành 'bụng bia': Khi ăn, bạn cũng sẽ nuốt khá nhiều không khí cùng với thức ăn đi xuống bụng. Cho đến khi tìm thấy 'lối thoát', bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì đầy hơi, chướng bụng.

Bên cạnh đó, ăn quá no sẽ khiến bụng căng lên, dạ dày giãn ra và lâu ngày bụng sẽ to lên, tạo 'bụng bia'.

Ăn quá no, ăn no mà lại nhanh đói kéo theo rất nhiều tác hại cho sức khỏe

'Bụng bia' là hậu quả sớm muộn của việc ăn quá nhiều, quá no.

Bệnh tiểu đường: Ăn quá no, đặc biệt ăn nhiều dầu mỡ khiến cơ thể tiết ra quá mức lượng insulin cần thiết. Nếu tuyến tụy thường xuyên phải hấp thụ quá nhiều thức ăn có dầu mỡ như vậy thì sẽ dẫn đến suy giảm chức năng điều tiết lượng đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Viêm tụy cấp: Ăn quá nhiều, đặc biệt vào bữa tối, rất dễ gây ra viêm tụy cấp. Biểu hiện là đau bụng trên, đau có thể lan sang phần lưng, eo, vai, cánh tay trái. Có lúc triệu chứng kèm theo là nôn và buồn nôn.

Góp phần làm tăng nguy cơ ung thư các bộ phận ở đường tiêu hóa: Ăn no đến mức tự cảm thấy khó chịu, làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây bất lợi cho hệ vi sinh đường ruột. Theo thời gian, nó sẽ góp phần làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư ruột.

Bệnh động mạch vành: Ăn quá no, quá nhiều dầu mỡ, lượng cholesterol tăng cao, dần dần tích tụ và xơ cứng trên thành động mạch. Về sau sẽ phát triển thành bệnh động mạch vành rất nguy hiểm.

Ăn no nhưng lại rất nhanh đói là biểu hiện của nhiều bệnh sau

Bệnh cường giáp: Đây là bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp, tăng cường sự trao đổi chất, gây cảm giác hưng phấn cao. Trao đổi chất nhiều khiến cơ thể nhanh đói hơn, thúc đẩy chúng ta cần phải bổ sung năng lượng. Đó là lý do vì sao ăn no rồi lại rất nhanh đói.

Ăn quá no, ăn no mà lại nhanh đói kéo theo rất nhiều tác hại cho sức khỏe

Ăn no nhưng lại rất nhanh đói là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe.

Lượng đường trong máu bất thường: Nhiều người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người hay có vấn đề về lượng đường trong máu là hai nhóm người rất dễ bị đói nhanh kể cả khi đã ăn no chưa được bao lâu.

Nguyên nhân là do cơ thể gặp khó khăn trong việc khống chế lượng insulin tiết ra. Insulin tiết ra nhiều làm giảm lượng đường trong máu, gây ra hạ đường huyết. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy nhanh đói, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh.

Vấn đề về tiêu hóa: Khi thức ăn đi vào dạ dày, axit dạ dày được tiết ra quá nhiều sẽ làm tăng tốc độ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự hấp thụ của dạ dày khiến cơ thể đói nhanh hơn.

Chức năng gan bất thường:Những người gan không được khỏe sẽ rất dễ nhanh bị đói. Điều này là do nồng độ glucose trong máu giảm thấp, gan không thể tạo ra phản ứng để phân tách glycogen ở gan giúp duy trì hoạt động bình thường. Bởi vậy, lượng glycogen trong không đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng đói.

Ăn quá nhiều đồ ngọt: Những người thích ăn đồ ngọt như bánh ngọt, bánh quy, socola… và những đồ chứa nhiều chất béo, có nhiệt lượng cao rất dễ bị đói nhanh.

Ăn quá no, ăn no mà lại nhanh đói kéo theo rất nhiều tác hại cho sức khỏe

Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

Một số lưu ý về ăn uống để tránh gặp phải các tác hại trên:

- Lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo như rau, nấm, trái cây…

- Tập trung vào ăn uống, tránh vừa ăn vừa làm việc khác.

- Ăn chậm, nhai kỹ: điều này vừa giúp bạn thưởng thức bữa ăn, vừa cho não bộ đủ thời gian để biết cơ thể đang no và phát ra 'tín hiệu' ngừng ăn.

- Ba bữa chính nên được sắp xếp trong thời gian hợp lý: bữa sáng: 6:30 đến 8:30; bữa trưa 11:30 đến 13:30; bữa tối: 18:00 đến 19:00.

Source: (Nguồn): Sohu, Brightside

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!