Hình thành căn bệnh lo lắng quá nhiều khi bước vào đại học
Căn bệnh lo lắng thái quá của tôi bắt đầu hình thành ngay từ khi bước vào đại học. Sự kết hợp từ áp lực thầy cô, đời sống xã hội, không tự biết chăm sóc bản thân và luôn chìm trong bia rượu quá nhiều đã khiến lo lắng, stress cứ thế tăng dần lên.
Vì những lo lắng, căng thẳng cứ chất chồng rồi lại chồng chất như thế, tôi bắt đầu thấy cơ thể xuất hiện những cuộc tấn công đáng sợ dưới dạng đau ngực, tim đập nhanh, đau cánh tay… Tôi sợ rằng đó chính là triệu chứng của đau tim nên không vội bỏ qua. Tôi sẽ đến bệnh viện và chi hàng ngàn đô la để tiến hành làm điện tâm đồ, chỉ để có bác sĩ nói với tôi rằng không có gì trái với trái tim tôi. Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận: Nguồn cơn dẫn đến những triệu chứng này là do lo lắng quá nhiều.
Căn bệnh lo lắng thái quá của tôi bắt đầu hình thành ngay từ khi bước vào đại học.
Lo lắng, stress kéo dài do ăn đồ ăn nhanh và áp lực công việc
Chế độ ăn uống hẳn không giúp chứng lo lắng của tôi giảm đi. Tôi thường bỏ ăn sáng hoặc vơ vội thứ gì đó trong nhà có thể ăn được và chạy thật nhanh ra khỏi nhà như bánh mì nướng chiên xù, trứng chiên và phô mai xào. Sau đó, tôi đi đến quán ăn và nhấn máy rút kẹo cứng, sô cô la phủ bánh quy để nhấm nháp ngay trong giờ học.
Vào bữa trưa, tôi muốn có bữa tiệc đồ nướng ngoài trời kèm khoai tây chiên, uống nước soda từ máy bán hàng tự động. Bữa tối cũng đặc biệt không kém. Tôi ăn tối muộn với pizza, Margaritas, khoai tây chiên và đồ ăn nhanh McDonald. Và mặc dù bữa ăn có nhiều đường, tôi vẫn thấy rất vui vẻ.
Sự vui nhộn ấy đã giảm đi một chút khi tôi chuyển đến thành phố New York và bắt đầu làm công việc trợ lý khá căng thẳng cho một công ty. Tôi đã đặt mua hàng ăn sẵn rất nhiều mỗi ngày, vẫn tiếp tục uống rượu và duy trì lối sống không lành mạnh. Mặc dù tôi đã có suy nghĩ phải chăm sóc bản thân tốt hơn, chú trọng đến sức khỏe nhiều hơn (bằng việc tính toán lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều nhưng không có giá trị dinh dưỡng, không giúp cơ thể khỏe hơn) nhưng không tìm ra lối thoát. Tôi cố gắng cắt giảm lượng carbs và calo bất cứ khi nào có thể bằng cách ăn pho mát với phô mai ít béo, ăn 2 bữa mỗi ngày. Những gì tôi nhận được từ khái niệm lành mạnh chỉ là giảm 9kg.
Tôi nhận ra tầm quan trọng của chế độ ăn sạch.
Sự kết hợp của công việc, chế độ ăn uống và môi trường xung quanh, tôi ngày càng thấy cuộc sống ít niềm vui và lo lắng tột độ vô vàn chuyện. Vào khoảng thời gian ấy, tôi đã dừng hẳn công việc để đi ra ngoài và thực sự không muốn quay lại với xã hội. Người bạn thân nhất của tôi đã vô cùng lo lắng và rủ tôi trốn khỏi thành phố, đến ở nhà cô ấy một thời gian ở khu vực miền núi phía Bắc Carlifonia.
Duy trì ăn sạch để ngăn chặn lo lắng
Đêm thứ hai ở đó, tránh xa khỏi TP New York bận rộn, hối hả, tôi bắt đầu nhận ra chế độ ăn uống kém lành mạnh đã khiến những cơn lo lắng ngày càng trở nên tồi tệ. Sau đó, quay trở lại thành phố, tôi tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để tăng cân lành mạnh. Cô ấy đã cho tôi thấy tầm quan trọng của chất béo lành mạnh và một loạt các chất dinh dưỡng từ sản phẩm, điều này hoàn toàn thay đổi phương pháp ăn uống của tôi. Tôi bắt đầu chấp nhận một chế độ ăn kiêng tập trung nhiều hơn vào thực phẩm, tránh xa vòng xoáy đong đếm calo và bắt đầu tự học nấu ăn. Tôi bắt đầu tìm đến những sản phẩm được người nông dân tự trồng và bán, đọc nhiều về dinh dưỡng và đắm chìm trong thế giới thực phẩm lành mạnh.
Tôi bắt đầu chấp nhận một chế độ ăn kiêng tập trung nhiều hơn vào thực phẩm, tránh xa vòng xoáy đong đếm calo và bắt đầu tự học nấu ăn.
Lâu lâu sau đó, tôi bắt đầu nhận ra những cơn đánh trống trong lồng ngực đã biến mất. Tôi bắt đầu khám phá ra mối quan hệ thực sự giữa cơ thể và thực phẩm. Với việc tự nấu những món ăn từ chính đôi tay mình, ăn những thành phần tự nhiên, giàu dinh dưỡng, tôi cảm thấy được là chính mình. Những cơn lo lắng không còn hành hạ tôi nhiều như trước và nhanh chóng biến mất chứ không chất chồng ngày qua ngày.
Tôi cảm thấy thực sự khỏe mạnh và yêu đời hơn. Dinh dưỡng đã thay đổi cuộc sống của tôi theo mọi cách. Đó là sợi dây đem lại sức khoẻ tinh thần dồi dào, là chìa khóa cho phép tôi kết nối lại với bản thân mình và kết nối lại với người khác. Tất cả là thông qua việc ăn sạch với những thực phẩm tươi, chủ yếu là thực vật, tôi đã có thể kiểm soát cả sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân.
Ăn sạch, hay còn gọi là Clean eating đòi hỏi người dùng tránh tất cả những thực phẩm chế biến sẵn, chỉ ăn thực phẩm sạch bằng việc loại bỏ đường tinh luyện, tự mình nấu ăn từ đầu đến cuối và lựa chọn thực phẩm tươi sống, nguyên chất. Theo đó, chúng ta nên giảm lượng đường tinh chế, hạn chế lượng thực phẩm nhưng khái niệm ăn sạch và ăn bẩn nhiều khi lại không được phân biệt cho đúng.
Nhiều người bị ám ảnh chỉ ăn thực phẩm sạch nên bất cứ cái gì thiếu sạch sẽ là loại bỏ ngay. Tuy nhiên, nếu áp dụng suy nghĩ này để loại bỏ những loại ngũ cốc nguyên cám, sữa nguyên chất, trái cây được hái trực tiếp là hết sức sai lầm. Trừ khi bạn bị dị ứng, ngoài ra bạn không nên loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cơ thể cần. Hơn thế, thường xuyên ăn thực phẩm sạch thay thế như dầu dừa và các loại siro khác nhau để làm gia vị ngọt khi nấu ăn sẽ đắt hơn mà không có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
(Nguồn: Shape, Dailymail)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!