Trái khổ qua có vị rất đắng, là loại thực phẩm khá kén người ăn nhưng lại có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính do rối loạn chức năng chuyển hóa đường glucose. Thay vì đến bệnh viện để chữa trị bệnh này như thông thường, bạn có thể áp dụng chữa trị tại nhà bằng trái khổ qua.
Công dụng của trái khổ qua điều trị bệnh tiểu đường
Ngoài việc là một nguyên liệu trong nhóm thực phẩm, khổ qua từ lâu đã được sử dụng như một liều thuốc thảo dược để chữa trị một loạt các bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2.
Khổ qua có chứa ít nhất ba hoạt tính có đặc tính chống tiểu đường, bao gồm charantin – hoạt tính được công nhận có tác dụng hạ đường huyết, vicine và một hợp chất giống insulin gọi là polypeptide-p.
Những chất này đều có hiệu quả đơn lẻ hoặc kết hợp để giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài ra, trong khổ qua còn có chứa một chất gọi là lectin có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách kích thích các mô ngoại vi và ngăn chặn cảm giác thèm ăn – tác dụng tương tự với hiệu quả của insulin trong não.
Cải thiện tình trạng không dung nạp glucose
Một nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy trái khổ qua giúp cải thiện tình trạng không dung nạp được glucose và gây ức chế mức đường huyết trong cơ thể.
Giúp giảm mức hemoglobin A1c
Một nghiên cứu khác đã được tiến hành nhằm xác định xem những người mắc bệnh đái tháo đường liệu ăn khổ qua có thể làm giảm mức hemoglobin A1c (hàm lượng đường huyết trung bình được đo định kì 2–3 tháng) hay không.
Kết quả chứng minh rằng khổ qua có thể làm giảm 0,25% hàm lượng A1c, khá tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường…
Cách sử dụng khổ qua để làm giảm lượng đường trong máu
Cách dễ dàng nhất để bạn tiêu thụ khổ qua chính là đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn các món hấp dẫn được chế biến từ khổ qua. Bạn có thể xào khổ qua với trứng hay các loại rau ưa thích để dễ ăn hơn.
Bạn cũng có thể bổ sung các chất có trong khổ qua được chiết xuất dưới dạng thuốc viên.
Ngoài ra, bạn nên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu bằng cách kiểm tra định kì 2–3 tháng.
Thận trọng
Bạn chỉ nên ăn khổ qua với lượng vừa phải (khoảng 62,2g, tương đương với hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày vì ăn khổ qua quá nhiều có thể gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.
Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng khổ qua cùng lúc với các loại thuốc theo toa khác để điều trị bệnh tiểu đường, vì có nguy cơ khổ qua đắng sẽ gây tương tác với thuốc làm giảm glucozo trong máu (tình trạng lượng đường trong máu quá thấp).
Mong rằng sau bài viết, bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về trái khổ qua cũng như cách điều trị bệnh tiểu đường.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Khổ qua
- Bệnh tiểu đường: Nên và không nên uống gì?
- 6 cách đơn giản phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!