Việc ăn trái khổ qua thường xuyên và bệnh tiểu đường có mối quan hệ như thế nào với nhau?
Trái khổ qua, thuộc nhóm rau củ họ leo, có màu sắc đa dạng từ xanh đậm đến trắng và dài từ 3 đến 12 inch.
Bệnh tiểu đường là một bệnh gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu (hay còn gọi là mức đường huyết), có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nếu không biết cách kiểm soát bệnh tình hợp lý.
Hiểu về bệnh tiểu đường
Cơ thể của người gặp tình trạng tiểu đường sẽ không thể sản sinh ra đủ lượng insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin đạt đến hiệu quả tối ưu, do đó điều này dẫn đến hàm lượng glucose trong máu cao. Insulin rất cần thiết để các tế bào có thể hoạt động nhờ cơ chế nạp năng lượng từ insulin.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên chính là những thói quen rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Một số loại thực phẩm có thể gây ra sự gia tăng hàm lượng đường trong máu, gây nên những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.
Theo một báo cáo cho biết, một số hợp chất trong trái khổ qua chứa các thành phần làm giảm lượng glucose – những hợp chất này chính là polypeptide P, vicine, momant và charantin (tất cả đều thuộc nhóm phân tử glycoside). Các loại nước ép, bột khổ qua và một hợp chất thuốc tiêm được làm từ loại quả này đã được thử nghiệm. Không có liều truyền thống nào chứa thành phần là khổ qua. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng khổ qua như một dạng chất bổ sung để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu liệu trái khổ qua có lợi cho những người đang mắc bệnh tiểu đường hay không. Sau đây là những thông tin cần thiết:
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, lượng đường trong máu cao chính là kết quả của việc cơ thể không sản sinh đủ insulin.
Trái lại, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không phản ứng với insulin. Tiểu đường tuýp 2 là dạng bệnh phổ biến nhất, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải.
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường có thể vẫn kiểm soát tốt tình trạng bệnh và không gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Kiên trì dùng các loại thuốc và có những thay đổi tích cực trong lối sống giúp những người mắc bệnh tiểu đường có cuộc sống khỏe mạnh.
Tuy nhiên, liệu pháp dùng thuốc để chữa trị có thể mang lại một số tác dụng phụ. Đó chính là lý do tại sao một số người tìm và sử dụng các phương pháp trị bệnh với các loại thuốc làm từ thiên nhiên mà không gây phản ứng phụ.
Một liều thuốc tự nhiên trị bệnh tiểu đường tốt cho sức khỏe đó là trái khổ qua. Mặc dù vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận đáng tin cậy, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trái khổ qua có thể điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ổn định.
Hướng dẫn thêm trái khổ qua vào chế độ ăn uống để làm hạ mức đường huyết
Bước 1
Cách dễ nhất để ăn khổ qua chính là dùng khổ qua để nấu các món chiên xào. Bạn thêm vài lát khổ qua vào các món rau ưa thích và nấu sơ ở nhiệt độ cao. Trái khổ qua có vị rất đắng và khó ăn, do đó bạn có thể cân nhắc việc cho thêm các loại rau củ có vị ngọt như hành, bắp non hoặc ớt chuông xanh kết hợp cùng khổ qua để giảm vị đắng.
Bước 2
Bạn mua viên bổ sung tinh chất khổ qua. Thuốc có bán sẵn ở dạng viên nang tại cá nhà thuốc, cửa hàng thực phẩm sức khỏe. Bạn tìm dùng loại viên nang 500 mg và dùng 2 lần mỗi ngày cùng với bữa ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn in trên bao bì.
Bước 3
Theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của bạn mỗi ngày bằng cách dùng các máy đo. Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đáng kể.
Thận trọng
Nếu bạn đang nghĩ đến việc bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ăn ở lượng vừa phải khoảng 62,2g (hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày, vì ăn khổ qua quá nhiều gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.
Nếu bạn đang cân nhắc việc ăn trái khổ qua để giúp kiểm soát đường huyết, đầu tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Mục đích là để kiểm tra xem khổ qua có an toàn cho sức khỏe của bạn không khi sử dụng cùng lúc với các loại thuốc theo toa để điều trị bệnh tiểu đường, vì có nguy cơ khổ qua sẽ gây tương tác với thuốc làm giảm lượng glucozo trong máu (tình trạng lượng đường trong máu quá thấp).
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về một công dụng khác nữa của trái khổ qua trong việc điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn nhớ sử dụng đúng cách để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Lựa chọn giày cho người mắc bệnh tiểu đường
- Công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường
- 6 cách đơn giản phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2
- Bệnh tiểu đường: Nên và không nên uống gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!