Ảnh hưởng của việc nhắn tin đến ngôn ngữ

Kỹ năng sống - 05/14/2024

Việc loại bỏ những cách viết phức tạp như trong chương trình học ở trường có thể làm giảm khả năng đọc của trẻ em.

Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng, dịch vụ bưu điện ở Mỹ bị thiệt hại khoảng 1.9 tỉ đô la trong quý thứ hai vừa qua? Xưa rồi diễm cái thời viết thư tay gửi đi thông điệp yêu thương xuyên biên giới. Ngày nay, thay vào đó là những tin nhắn điện tử được gửi ngay lập tức, đơn giản chỉ là một lời nói yêu thương ngắn gọn hay một biểu tượng cảm xúc đơn thuần. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh một vấn đề: liệu cuộc sống gắn liền với những tin nhắn có ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của chúng ta hay không?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc loại bỏ những cách viết phức tạp như trong chương trình học ở trường có thể làm giảm khả năng đọc của trẻ em. Hiện nay đang có ngày càng nhiều những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nhắn tin đến khả năng đánh vần và sử dụng đúng ngữ pháp của trẻ. Gần đây nhất, một nghiên cứu từ trường Đại học Tasmania (Úc) đã tìm ra nhiều lỗi thường gặp trong văn viết tiếng Anh cơ bản như sử dụng ‘gonna’ thay vì ‘going to’, hoặc sử dụng quá nhiều dấu chấm than một lúc.

Ảnh hưởng của việc nhắn tin đến ngôn ngữ

Ảnh minh họa

Trên thực tế, nghiên cứu này đã phản bác lại một kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng việc nhắn tin không ảnh hưởng đến ngữ pháp và chính tả. Năm 2012, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan tương tự giữa ‘tiếng lóng’ mà  các sinh viên đại học ở Mỹ  hay sử dụng khi nhắn tin với những thông số đánh giá về đọc và chính tả. Trong khi đó, vào năm 2008 và 2010, nhiều nghiên cứu khác nhau đều công nhận rằng, những cách viết sai khi nhắn tin cũng tràn ngập trong các văn bản chính thức của giới trẻ.

Tuy nhiên, Nenagh Kemp, giảng viên cao cấp và là đồng tác giả của nghiên cứu mới nhất lại tin rằng, các kết quả mà ông và cộng sự phát hiện đều cho thấy việc nhắn tin cũng là một dự báo tích cực cho các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, miễn là học sinh có thể phân biệt được rõ ràng hai loại từ ngữ mà mình dùng. Kemp giải thích: ‘Miễn là những người trẻ có thể nhận thức được thì việc sử dụng sai ngữ phạm trong giao tiếp điện tử sẽ không làm giảm kỹ năng viết mà còn tạo nên sự thay thế, làm phong phú thêm cho văn phong thông thường.

Trong nghiên cứu mới nhất của mình, Kemp và cộng sự đã khảo sát trên 243 học sinh tiểu học, trung học và cao đẳng. Các nhà nghiên cứu yêu cầu mỗi đối tượng viết lại từng đoạn tin nhắn văn bản đã gửi trong 2 ngày qua để phân tích các lỗi chính tả và ngữ pháp. Và ba lỗi sai phổ biến nhất đó là: không viết hoa và thiếu dấu câu, không viết cả từ, đặt dấu  câu tùy tiện. Các đối tượng cũng được yêu cầu làm một bài kiểm tra chính quy về chính tả và ngữ pháp.

Một năm sau đó, các đối tượng được cho làm những bài kiểm tra để theo dõi. Kết quả thu được không thống nhất, mặc dù Kemp có vẻ muốn bao biện cho những kết quả không như mong muốn: ‘Dù việc không viết hoa và chấm câu có liên quan với khả năng chính tả sau này kém hơn ở bậc tiểu học, song học sinh phổ thông cơ sở và trung học lại có kết quả tốt ở ác bài kiểm tra chính tả và ngữ pháp. Còn ở sinh viên đại học cao đẳng, hệ quả tồn tại là không viết hoa và thiếu dấu câu. Nhìn chung, những bài kiểm tra sau đó đều cho thấy mối liên quan nghịch giữa việc soạn văn bản và khả năng sử dụng ngữ pháp chuẩn mực.

Vậy điều gì có thể lý giải cho những kết quả này? Trước hết, có sự chênh lệch lớn giữa khả năng của học sinh  và sinh viên đại học. Thanh niên từ 18-21 tuổi được tiếp xúc với những nguồn văn phạm tiếng Anh chuẩn mực ở cấp độ cao hơn, trong cả đọc và viết, so với học sinh tiểu học mới 11 tuổi.

Ảnh hưởng của việc nhắn tin đến ngôn ngữ

Một đoạn trò chuyện của giới trẻ (Ảnh: Internet)

Điều này cho thấy sinh viên đại học được trang bị tốt hơn để có thể sử dụng lại chuẩn ngôn ngữ mà không mắc lỗi. Tuy nhiên, sự ‘linh hoạt’ này đã không xảy ra, chủ yếu là vì - như Kemp thẳng thắn thừa nhận - ‘Giới trẻ không quá quan tâm đến việc sử dụng những kĩ năng ngôn ngữ của mình trong văn viết ở các tình huống thường ngày’. Trong khi trẻ em thường phạm lỗi về thừa dấu  câu, thì người lớn lại thường bỏ các dấu câu như dấu chấm phẩy hoặc dấu nháy. Vì vậy, không phải người lớn ít mắc lỗi hơn, mà chỉ là họ mắc những lỗi khác với trẻ con.

Kemp viết: ‘Văn phong tin nhắn của mọi người được định hình bởi ‘kỳ vọng’ mà người nhắn và bạn bè của họ hình dung về ‘diện mạo’ mà tin nhắn nên có, bởi chức năng tự sửa lỗi trong điện thoại cũng như bởi mong muốn đưa các biểu tượng cảm xúc vào tin nhắn’.

Đáng tiếc, nếu như mối liên hệ này là đúng thì ‘khiếm khuyết’ tự nhiên của công nghệ điện thoại di động đồng nghĩa với việc các tin nhắn sẽ chứa đầy lỗi. Tương tự, văn viết tiếng Anh chuẩn mực cũng chứa những lỗi này. Nhưng dù trẻ em và thanh thiếu niên đều khó phân biệt rõ giữa ngôn ngữ nhắn tin với tiếng Anh chuẩn mực, thì chủ trương về nhận thức của Kemp vẫn là hợp lý nhất. Ngữ pháp và chính tả kém không phải là một loại vi-rút mà chỉ là những lỗi nhỏ. Nhiệm vụ của giáo viên và cha mẹ là giúp trẻ biết được chúng đang bị sai.

Ngọc Luyện (Theo medicaldaily)

h

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!