Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non

Xét Nghiệm - 04/19/2024

Tại Mỹ, có khoảng 5% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Còn ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng nhiều chuyên gia ước tính, số thai phụ bị tiểu đường không hề nhỏ.

Tại Mỹ, có khoảng 5% thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Còn ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng nhiều chuyên gia ước tính, số thai phụ bị tiểu đường không hề nhỏ.

Lý do là hiện nay đời sống của người dân được nâng cao, tuy nhiên nhiều thai phụ bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến người mẹ như dễ bị tiểu đường sau này, tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật; viêm thận, bể thận; có nguy cơ cao phải mổ lấy thai do trọng lượng thai lớn; dễ băng huyết sau sinh; có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp; rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết; tăng nguy cơ sinh non... Còn em bé sinh ra dễ nặng cân, bị sang chấn, nếu mẹ sinh thường; có thể mắc tiểu đường sơ sinh và bị tiểu đường khi lớn lên.

Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non

Do những tác động xấu đến cả mẹ và con khi thai phụ mắc tiểu đường nên bà bầu cần phòng, tránh bị tiểu đường khi mang thai. Theo đó, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tránh dùng quá nhiều thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có ga...

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng bất thường nhưng cũng có một vài dấu hiệu dễ nhận biết như: Bà bầu luôn cảm thấy khát nước, dù uống nhiều nước; đi tiểu nhiều; hay đói dù ăn nhiều, mắt mờ...

Ngoài ra, những thai phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ; tiền sử sinh con nặng trên 4kg; từng dùng thuốc corticosteroid, béo phì thì cũng dễ bị tiểu đường thai kỳ. Bà bầu nói chung và những thai phụ có triệu chứng, yếu tố nguy cơ trên nên đi khám, tầm soát tiểu đường thai kỳ, để nếu phát hiện bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra cách tư vấn, điều trị hợp lý, tránh ảnh hưởng trên thai nhi và mẹ.

Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non

Với người mắc tiểu đường thai kỳ, cần đặc biệt chú ý tới lượng carbohydrate đưa vào cơ thể. Cần đảm bảo lượng carbohydrates ở mức độ cho phép. Carbohydrates được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Sữa và sữa chua, trái cây và nước trái cây, gạo, các loại ngũ cốc, các loại bánh mì, bánh quy... Vì thế, bà bầu nên dùng các thực phẩm trên ở mức độ vừa phải. Với những thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh thì nên đọc hàm lượng carbohydrates ở ngoài bao bì để xác định lượng carbohydrates vừa đủ.

Thai phụ cũng nên cân bằng thực phẩm trong các bữa ăn, không ăn quá nhiều một lúc vì nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên. Người tiểu đường thai kỳ nên ăn bữa sáng với tinh bột và protein. Bên cạnh đó, cần kiêng những thực phẩm và đồ uống như: Soda, nước ép trái cây đóng hộp, các loại trà hoa quả, nước có hương vị và bánh ngọt, kem...

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, thai phụ cần duy trì tập thể dục nhẹ nhàng để giữ trọng lượng cơ thể, thư giãn tinh thần, kiểm soát tốt đường huyết.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bà bầu bị tiểu đường tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai (bao gồm cả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ) nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
  • Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!