Rất nhiều mẹ bầu than phiền, lo lắng khi mang thai bị ngứa ngáy ở chân khiến da bị trầy xước, chảy máu, thậm chí hình thành nên những vết thâm rất xấu xí. Vậybà bầu nổi mẩn ngứa ở chânđiều trị như thế nào cho nhanh khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn cho em bé?
Nguyên nhân khiến mẹ bầu nổi mẩn ngứa ở chân
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân điều trị như thế nào là một trong những câu hỏi khiến nhiều nhiều người thắc mắc. Theo các chuyên gia, mẹ bầu nổi mẩn ngứa ở toàn thân nói chung và ở chân nói riêng là hiện tượng bình thường, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Lý giải nguyên nhân này, các chuyên gia cho rằng đó chính là do sự thay đổi hormone estrogen cơ thể của mẹ trong quá trình mang thai. Thai nhi phát triển cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé tăng cân, khiến các vùng da trên cơ thể mẹ bị ngứa ngáy, khó chịu. Với những mẹ có tiền sử bị da khô, chứng chàm bội nhiễm, dị ứng,...thì tình trạng này càng tồi tệ hơn.
Mẹ bầu khi mang thai có thể gặp phải nhiều chứng bệnh liên quan đến ngứa như viêm nang lông, viêm mảng mề đay,...Trong đó, viêm nang lông thường khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, viêm mảng mề đay xuất hiện ở tuần 20 - 21. Các triệu chứng đi kèm thường là sẩn mủ ở nang lông, xuất hiện các mụn nước ở bụng, rốn, chân, tay,...Ngoài ra, nếu mẹ bầu mắc bệnh trĩ đôi khi sẽ dẫn đến chứng ngứa hậu môn. Hoặc rạn da quá mức cũng có thể gây ngứa da.
Cách điều trị cho bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân hiệu quả
Ngứa ngáy thường khiến mẹ bầu có cảm giác rất bức bối và khó chịu. Việc điều trị bằng thuốc tây gần như là bất khả thi vì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến em bé trong bụng. Vậybà bầu nổi mẩn ngứa ở chân điều trị như thế nào? Một trong những giải pháp được nhiều người áp dụng thành công hiện nay là dùng lá khế tươi. Đông y cho rằng khế có vị chua ngọt, tính bình, hơi mát, có tác dụng sinh tân dịch giải khát và lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc. Do đó, các mẹ có thể tìm đến các phương pháp tự nhiên này để giảm bớt ngứa rát. Cách làm như sau:
Cách 1
Lấy một ít lá khế còn tươi xanh, cho vào chảo rang lên cho héo. Chú ý canh cho đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Với cách làm này, mẹ bầu nên lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
Cách 2
Dùng khoảng 200g lá khế chua, rửa sạch rồi vò hoặc xay nát. Sau đó, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi, các mẹ nên cho thêm khoảng 2 thìa café muối trắng. Đợi đến khi nước còn hơi ấm, mẹ bầu vắt vào đó khoảng 1/2 quả chanh để lá khế phát huy hết tác dụng rồi dùng một chiếc khăn mềm thấm vào nước khế lau lên người. Lau cho đến khi nước nguội hẳn và tắm lại bằng nước sạch.
Lá khế có thể dùng chữa mẩn ngứa da hiệu quả.
Cần trang bị những gì khi cho trẻ đi xe máy ngoài đường phố
Sau khi sinh nổi nhiều mụn trứng cá
5 tác dụng tuyệt vời của lá trầu không với sức khỏe của trẻ
Cách điều trị bệnh vảy nến đơn giản không ai ngờ tới
Chữa khỏi bệnh nấm da đầu nhờ bài thuốc của lương y Nguyễn Thị Phượng
Một số điều bà bầu cần ghi nhớ khi bị nổi mẩn ngứa ở chân
- Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng các loại rau củ quả và trái cây.
- Hạn chế ăn các thức ăn có tính chất cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, gừng,...
- Tích cực bổ sung nhiều nước cho cơ thể và thường xuyên vận động để máu lưu thông.
- Không nên gãi, cào quá mạnh vùng da bị ngứa vì có thể sẽ gây kích thích khiến ngứa nhiều hơn.
- Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Có thể bôi các loại kem theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa để giảm ngứa.
- Chú ý theo dõi những cơn ngứa vì đôi khi những cơn ngứa này xuất phát từ những nguyên nhân nguy hiểm khác. Thậm chí nếu ngứa bình thường nhưng trong thời gian quá dài, các mẹ cũng cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.
Hi vọng những thông tin mà Lily & WeCarechia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ giải đáp được thắc mắcbà bầu nổi mẩn ngứa ở chân điều trị như thế nào. Chúc các mẹ điều trị tình trạng này nhé!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!