Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Khởi đầu một năm học mới thường đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có nguy cơ tiếp xúc với rất nhiều vi trùng gây bệnh.

Có thể nói, trường học là môi trường sinh sôi của vi khuẩn. Thêm nữa, sau thời gian dài nghỉ hè, việc phải đột ngột thức dậy sớm vào buổi sáng, lịch học cả ngày ở trường cũng như các câu lạc bộ ngoại khóa khiến trẻ mệt mỏi và dễ bị bệnh hơn.

Tiến sĩ Nicola Williams, bác sĩ đa khoa tại Castleford, West Yorks (Anh) đã kịp thời khuyến cáo các bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới.

Cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của tiến sĩ Nicola Williams để đảm bảo sức khỏe cho con trong dịp năm học mới như sau nhé.

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Chấy

Tiến sĩ Williams cho biết: 'Chấy lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu. Không phải mọi trẻ bị chấy đều bị ngứa. Do đó, điều quan trọng là kiểm tra kỹ tóc trẻ 1 lần/tuần. Dùng một chiếc lược chải chấy chuyên dụng sẽ hiệu quả hơn so với việc quan sát tóc của con bằng mắt thường. Ngoài ra, tham khảo tư vấn của dược sĩ cũng có thể giúp bạn tìm được cách điều trị chấy cho con'.

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Nếu tròng trắng mắt trẻ bị đỏ, ngứa và nhức thì nguyên nhân có thể là một bệnh nhiễm trùng hay tình trạng dị ứng. Đau mắc đỏ cũng sẽ làm xuất hiện gỉ mắt vàng khiến 2 mi mắt bị dính lại với nhau. Nếu con bị đau mắt đỏ, hãy đưa con đi khám để bệnh không nặng thêm.

Chăm sóc mắt bị đỏ của con bằng một miếng bông gòn sạch và nước đã đun sôi. Bạn có thể nhẹ nhàng lau mắt cho con từ trong hốc mắt hướng ra phía ngoài.

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Các bệnh do virus

Bệnh do virus như cảm thông thường nhìn chung lây truyền qua tiếp xúc hoặc qua không khí. Theo Tiến sĩ Williams: 'Những triệu chứng thường gặp nhất là đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và ho. Con bạn có thể còn bị sốt và rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ hơn thường lệ'.

Nếu con bị hen suyễn, bị sốt hoặc diễn tiến bệnh nhanh chóng chuyển xấu, hãy đưa con tới khoa cấp cứu ngay.

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Bệnh sởi

'Sởi là bệnh lây nhiễm qua đường không khí, độ lây nhiễm cao và rất nguy hiểm' - tiến sĩ Williams cảnh báo. Triệu chứng của bệnh sởi bao gồm sốt, chảy nước mũi, ho và đau mắt. Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phổi, não, đường tiêu hóa, mắt... Để phòng ngừa bệnh sởi, cha mẹ cần cho con tiêm vắc-xin ngừa sởi, quai bị, rubella. Có thể tiêm vắc-xin cho trẻ ở bất cứ độ tuổi nào.

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Nhiễm giun

Trẻ em thường bị giun kim. Bạn có thể phát hiện một 'sợi chỉ' mảnh màu trắng trong phân của con hoặc quanh vùng hậu môn, đó chính là giun kim. Chúng có thể gây ngứa.

Để phòng ngừa giun kim, hãy nhắc con chăm chỉ rửa tay thật sạch và khích lệ trẻ đừng cắn móng tay bởi giun có thể lây lan khi trẻ nuốt trứng giun. Bạn có thể mua thuốc trị giun ở hiệu thuốc để tẩy giun cho con.

Bệnh chân, tay, miệng

Đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Bệnh có thể gây ra các nốt rộp đau đớn trên bàn tay, chân và trong miệng, kèm theo sốt và đau họng.

Bệnh do nhiều nhóm vi rút khác nhau gây ra và người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao, phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm được ghi nhận.

Nếu con bị tay chân miệng, hãy đảm bảo cho con uống thật nhiều và bạn có thể dùng paracetamol cho con. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới

Mụn cóc (hột cơm)

Mụn cóc nếu xuất hiện ở lòng bàn chân bạn thì vô hại nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu và cả cảm giác ngại ngùng nữa. Chúng do virus gây ra. Thường thì bạn sẽ thấy một mảng hình tròn thô ráp với các nốt đen nhỏ xíu bên dưới da.

Nếu không may con bị mụn cóc, hãy nhắc con cố gắng không nên gãi hay rứt mụn cóc ra cũng như đảm bảo con không mút ngón tay sau khi đã chạm tay vào mụn. Ngoài ra, không để con dùng chung khăn tắm, tất, giày với người khác.

Khi trẻ đi bơi, hãy dùng băng để che mụn cóc đi. Nên đưa con đi khám để sớm được điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!