Điều này thường dẫn đến những biến chứng đáng tiếc và không đáng có.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Đại học Y dược TP.HCM với biệt danh 'bác sĩ yêu trẻ con' đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về cách hạ sốt cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ Sang cho biết sốt là biểu hiện của cơ thể chống chọi với vi sinh vật ban đầu nên khi sốt chưa hẳn là xấu. Trường hợp sốt là xấu khi nó gây ra biến chứng mà biến chứng thường gặp nhất đó chính là co giật. Nếu bé có tiền căn sốt co giật trước đó thì nếu bé sốt trở lại, cần tích cực hạ sốt.
Việc điều trị sốt cho con, cha mẹ phải chú ý tránh những sai lầm:
Thứ nhất: Làm mát
Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, bác sĩ Sang cho rằng khi trẻ sốt việc lau mát thực sự không tác dụng. Đôi khi, việc lau mát gây tình trạng co mạch ngoại biên và rối loạn thêm thân nhiệt của bé, hệ quả là 70% số bé sau lau mát có tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn trước.
Bác sĩ Sang nhấn mạnh lau mát không hạ sốt được, còn làm tăng sự khó chịu cho bé và gây rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh <12 tháng tuổi.
Cách hạ sốt được bác sĩ Sang vẽ để cha mẹ dễ hiểu.
Bỏi vì các nghiên cứu cho rằng hạ sốt là điều trị cho con còn lau mát là 'điều trị' cho người lớn vì khi dùng biện pháp lau mát có giúp giảm nhiệt độ 15 phút đầu nhưng có tới 57% bố mẹ lau mát cho con sai cách như nước quá nóng hoặc quá lạnh (nhiệt độ khuyến cáo từ 29 - 30oC), lau không đúng 5 vị trí cần thiết (cổ, 2 hõm nách, bẹn, khoeo)...nên việc hạ sốt không hiệu quả.
Ngoài ra, khi lau mát ở trẻ nhỏ có thể gây co mạch ngoại biên đột ngột, giảm tưới máu ngoại vi gây hạ thân nhiệt tay chân ngoại vi nhưng thân nhiệt trung tâm vẫn cao gây rối loạn điều hòa thân nhiệt. Vốn dĩ, ở trẻ nhỏ, cơ chế điều hòa nhiệt độ chưa hoàn chỉnh nên khi làm mát vô tình sẽ làm trẻ sốt cao hơn nữa.
Chỉ nên lau mát khi không chắc nguyên nhân tăng nhiệt độ là sốt. Trường hợp trẻ sốt kèm với 1 yếu tố làm tăng thân nhiệt như quấn chăn quá chặt, do dùng thuốc anticholinergics như atropine, ipratropium... và sốt kèm với bệnh nội thần kinh. Và chỉ nên lau mát khi bé được bác sĩ chuyên khoa thăm khám cẩn thận.
Khi cần phải lau mát cha mẹ có thể dùng nhiệt độ của nước nên dưới nhiệt độ của bé 5°C (ví dụ bé sốt 40°C thì nước khoảng 35-36°C là vừa) và vừa lau mát vừa mở quạt
Thứ hai: Hạ sốt
Việc hạ sốt như thế nào, bác sĩ Sang cho biết phải đo được nhiệt độ cho trẻ. Ở trẻ nhỏ hơn 04 tuần tuổi, đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử ở nách. Trẻ lớn hơn 04 tuần tuổi, dùng nhiệt kế điện tử ở đùi hoặc nhiệt kế hồng ngoại ở ngón tay/tai.
Việc hạ sốt cần phải thực hiện nghiêm ngặt đặc biệt trong sử dụng thuốc.
Khi xác định được thân nhiệt cho trẻ thì sử dụng thuốc hạ sốt như nào cũng không đơn giản.
Tùy từng mức độ, bác sĩ nhấn mạnh nếu sốt từ 38.5 - 39°C : không khuyến cáo điều trị thuốc hạ sốt. Từ 39°C - 40°C: dùng đơn thuần 1 loại thuốc hạ sốt trường hợp trẻ không hạ mới dùng xen kẽ loại thứ 2.
Từ 40°C trở lên lau mát trước cho thân nhiệt giảm xuống <40°C rồi dùng hạ sốt vì khi >40°C thì hạ đồi bị ức chế thì thuốc hạ sốt không tác dụng hoặc tác dụng kém. Bổ trợ thêm như cho bé bú thêm sữa hoặc uống thêm nước, cởi bỏ quần áo mặc, tránh ủ ấm
Trong trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt này bố mẹ cần ghi nhớ rằng:
1, Thuốc hạ sốt (paracetamol và ibuprofen) không được sử dụng thường quy cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm.
2, Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt và không nên dùng để cho mục đích phòng ngừa co giật do sốt.
3, Việc sử dụng phối hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng đơn thuần 01 loại thuốc. Chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu.
4. Paracetamol và Ibuprofen không được cho đồng thời ở trẻ đang sốt. Nếu không đáp ứng 1 loại ban đầu, có thể sử dụng phối hợp, đặc biệt không dùng cùng lúc.
Khi dùng thuốc hạ sốt trong thời gian chờ hạ sốt, bố mẹ phải đảm bảo trẻ nhỏ được nằm trên một mặt phẳng trống trải, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương con nếu con co giật. Đảm bảo trẻ được cởi bỏ đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo.
Cuối cùng, thay vì lau mát khiến con khó chịu thì hãy để con ngủ yên hoặc để con được nghỉ ngơi. Bố/mẹ nên quan tâm đến việc bé nôn/ói thì lập tức cho nằm nghiêng 1 bên, bé bỏ bú hoặc đừ hơn thì báo ngay bác sĩ khám cho con.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng việc áp dụng hạ sốt như thế nào là tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ. Chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.
Khi bé sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân của bé là gì. Tuyệt đối không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà mà không đưa đi khám bác sĩ, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Khi con bạn bị sốt:
1. Không bao giờ áp dụng liều thuốc gì trên internet mà không có chỉ định hay sự đồng ý của bác sĩ, đặc biệt con nít. Tất cả phải đúng nguyên tắc "người thật - việc thật"
2. Không bao giờ dùng hạ sốt cho một bé khi bé đó chưa được khám bởi một bác sĩ chuyên khoa Nhi vì có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng.
3. Khi con có sốt kèm một trong các triệu chứng sau thì phải đưa vào Bệnh viện ngay :
- Sốt >38.5 độ kèm dấu hiệu khó hạ sốt
- Sốt + bỏ bú
- Sốt + ngủ li bì, khó đánh thức
- Sốt + nôn ói liên tục, dù là nước
- Sốt + co giật
- Thấy con không khoẻ dù không sốt hay không gì cả.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!