[Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Bí quyết sống khỏe - 04/20/2024

Nhiều người tiểu đường nghĩ rằng phân loại tuýp 1, tuýp 2 là để đánh giá bệnh nặng hay nhẹ. Thế nhưng, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác mà nếu người bệnh không lưu ý thì sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Nhiều người tiểu đường nghĩ rằng phân loại tuýp 1, tuýp 2 là để đánh giá bệnh nặng hay nhẹ. Thế nhưng, tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác mà nếu người bệnh không lưu ý thì sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, tên gọi tiểu đường tuýp 2 chỉ cho biết nguyên nhân gây bệnh, không có nghĩa bệnh là nặng hay nhẹ. Thay vào đó, chúng ta có thể đánh giá bệnh tiểu đường đang trở nặng hơn dựa vào mức độ và tần suất xảy ra biến chứng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nặng hay nhẹ là do biến chứng

Thống kê cho thấy, người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất ít nguy cơ tử vong do tăng đường huyết mà chủ yếu tử vong vì biến chứng của bệnh, trong đó 65% là các biến chứng trên tim mạch. Biến chứng của bệnh cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế như đoạn chi, suy thận, mù lòa…

Những ảnh hưởng của biến chứng tiểu đường tuýp 2

Biến chứng của tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim mạch, võng mạc và thận.

• Biến chứng thần kinh: Biến chứng này thường khiến tay chân tê bì và bỏng rát. Tình trạng nặng hơn sẽ gây mất cảm giác đau, nóng hoặc lạnh. Người bệnh có thể bị thương mà không phát hiện ra, dần tiến triển thành vết loét và nhiễm trùng nghiêm trọng.

• Biến chứng tim mạch: Đường huyết cao sẽ gây xơ vữa mạch máu, làm tăng nhịp tim. Nguy hiểm nhất là sẽ gây ra các cơn nhồi máu cơ tim không có dấu hiệu cảnh báo.

• Bệnh võng mạc: Tiểu đường làm mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết, có thể gây bong rách võng mạc và mù lòa.

• Bệnh thận: Đường huyết cao cũng gây hại cho thận. Nếu không đề phòng sớm, bệnh sẽ gây suy thận, phải chạy thận nhân tạo cả đời hoặc ghép thận.

Người tiểu đường bị các biến chứng nặng như suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến thường nặng hơn trường hợp bị biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng da… Càng nhiều biến chứng xuất hiện, bệnh càng nặng và càng khó điều trị.

[Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng

Mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 2 so với tuýp 1 và tuýp 3

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Các triệu chứng của bệnh rất trầm trọng. Người bệnh dễ phát hiện và điều trị sớm nên giảm được nguy cơ mắc các biến chứng về sau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1 lại hạn chế hơn tuýp 2.

Với tiểu đường tuýp 2, bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm, bắt đầu bằng kháng insulin và dần dần là tuyến tụy giảm tiết insulin. Người bệnh có nhiều cách điều trị nhưng lại thường phát hiện bệnh muộn. Nhiều trường hợp có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán.

Còn ở tiểu đường tuýp 3 hay tiểu đường Alzheimer, người bệnh bị suy giảm trí nhớ nên khó tuân thủ điều trị. Vì vậy khả năng bị biến chứng và mức độ biến chứng cũng nặng hơn tuýp 1 và tuýp 2.

Rất khó để so sánh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn tuýp 1. Bạn cần hiểu rõ những đặc trưng của từng loại bệnh để tránh tâm lý hoang mang gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng của bệnh tiểu đường

Bạn có thể phát hiện khi nào bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn thông qua một số triệu chứng cảnh báo sau đây:

  • Vết thương lâu lành
  • Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi
  • Hay bị đau chân khi đi bộ (đau cách hồi)
  • Móng tay dày lên, da bong tróc và ngứa ngáy
  • Mắt mờ, thấy đốm đen, hay nhức mỏi, chảy nước mắt
  • Chân tay nặng nề, cứng khớp gối, khớp vai, chuột rút về đêm
  • Chân tay tê bì, bỏng rát, châm chích như kim châm, kiến bò trên da

Nếu bạn cứ chủ quan chờ đến khi biến chứng xuất hiện mới điều trị thì dường như đã quá muộn vì cuộc chiến giành lại sức khỏe sẽ càng cam go hơn. Tốt nhất bạn nên chủ động ngăn ngừa biến chứng ngay từ giai đoạn đầu để đẩy lùi bệnh nhanh gọn.

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

[Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Người bệnh tiểu đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Theo GS. Thái Hồng Quang, bí quyết để trì hoãn và giảm thiểu ảnh hưởng của biến chứng bệnh tiểu đường là nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cũng nên kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh và có thể kết hợp cùng thảo dược chống biến chứng.

1. Nghiêm túc tuân theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều người cho rằng đường huyết về bình thường có nghĩa là bệnh đã khỏi nên tự ý ngưng thuốc điều trị. Tuy nhiên điều này chỉ cho biết bệnh của bạn đang ổn định chứ không có nghĩa bạn đã khỏi bệnh. Vì vậy, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì dùng thuốc và chỉ giảm liều sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Quá trình điều trị bệnh tiểu đường cần kết hợp nhiều phương pháp nên người bệnh không nên coi nhẹ bất cứ giải pháp nào. Bên cạnh thuốc điều trị, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh và kết hợp thêm các thảo dược hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.

2. Kiên trì xây dựng lối sống lành mạnh

Mục tiêu xây dựng một kế hoạch ăn uống, kết hợp luyện tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý là không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh.

• Chế độ ăn:Người tiểu đường không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm nào, chỉ cần ăn giảm các thực phẩm giàu đường bột và kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc đĩa ăn để thực hiện điều này. Hãy làm đầy 1/2 đĩa bằng rau xanh, 1/2 là tinh bột (cơm, bún, miến…) và 1/2 là món mặn (thịt, cá…). Bạn cũng nên nhớ ăn rau đầu bữa để giảm đường huyết tốt hơn.

• Tập thể dục: Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp giảm kháng insulin. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ đạt được khi bạn kiên trì tập luyện 20 – 30 phút mỗi ngày hoặc tối thiểu là 5 buổi/tuần.

• Ngủ đủ giấc và thư giãn:Khi căng thẳng hay thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormon gây tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngủ 6 – 9 tiếng mỗi ngày và giữ cho tinh thần luôn thư thái.

[Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Bạn nên thư giãn cùng người thân để giúp cải thiện bệnh tiểu đường

3. Kết hợp thảo dược

Dưới lăng kính khoa học, nhiều cây thuốc xưa đã khẳng định được vai trò hỗ trợ của mình trong việc phòng ngừa và cải thiện biến chứng của bệnh tiểu đường. Điển hình phải kể đến những loại thảo dược như Mạch môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu…

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của 4 thảo dược quý Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu cùng công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. (*)

Các vị thuốc trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường có thể tác động vào nguyên nhân sinh biến chứng là quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính. Nhờ đó, thực phẩm không chỉ giúp ngăn chặn mà còn hỗ trợ cải thiện biến chứng.

Nhờ sự kiên trì sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị, ông P. V. Minh (TP. Tuy Hòa, Phú Yên) đã nhận thấy những thay đổi rõ rệt: “Tôi tăng cân, ăn uống ngon miệng, vấn đề sinh lý cũng trở lại bình thường… Thậm chí, nhiều người còn nói tôi khỏe hơn cả độ tuổi 66 của mình”.

Thực tế, bạn có thể hoàn toàn chủ động quyết định tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ bằng cách nỗ lực kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Nếu kiên trì thay đổi lối sống, kết hợp dùng thuốc cùng các thảo dược chống biến chứng, bạn hoàn toàn có thể quẳng gánh lo âu để sống vui khỏe mỗi ngày.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hộ Tạng Đường
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!